Rác thải nhựa là các sản phẩm bằng nhựa bị loại bỏ sau khi sử dụng, như chai lọ nhựa, ống hút, túi nylon, hộp xốp và các loại bao bì nhựa khác. Những vật dụng này có mặt hầu khắp nơi trong cuộc sống hàng ngày và đặc biệt phổ biến trong môi trường học đường do nhu cầu sử dụng tiện lợi, nhanh chóng. Tuy nhiên, nhựa là chất liệu khó phân hủy, thời gian phân hủy có thể kéo dài đến hàng trăm năm. Rác thải nhựa trong trường học trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí ảnh hưởng trực tiếp đến thế hệ sau này.
Rác thải nhựa trong trường học
Trong trường học, lượng rác thải nhựa phát sinh chủ yếu từ đồ ăn nhanh, chai nước, bút bi, bao bì thực phẩm hay các đồ dùng học tập dùng một lần. Nếu không được quản lý tốt, chúng không chỉ gây ô nhiễm cảnh quan môi trường học đường mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của học sinh và giáo viên. Rác thải nhựa tồn tại lâu dài trong môi trường có thể phân rã thành các hạt vi nhựa, thâm nhập vào nước uống, thực phẩm và chuỗi thức ăn, gây hại cho sức khỏe con người.
Để xây dựng một môi trường học đường xanh, sạch, đẹp và bền vững, việc phòng chống rác thải nhựa là điều vô cùng cấp thiết. Dưới đây là một số giải pháp thiết thực cần được triển khai đồng bộ trong các trường học:
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh là bước đầu quan trọng trong công cuộc chống rác thải nhựa. Nhà trường cần thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền, sinh hoạt chuyên đề về tác hại của rác thải nhựa, các cách thức hạn chế sử dụng nhựa và phân loại rác đúng cách. Việc lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường vào các tiết học, chương trình ngoại khóa, hoạt động đội nhóm sẽ giúp học sinh nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của bản thân với môi trường sống xung quanh. Khi nhận thức được nâng cao, các em học sinh sẽ chủ động thay đổi hành vi, từ chối sử dụng đồ nhựa dùng một lần và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường đến gia đình và cộng đồng.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức về rác thải nhựa trong trường học ảnh hưởng như thế nào
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng rác thải nhựa là việc sử dụng quá nhiều các sản phẩm nhựa dùng một lần. Trong môi trường học đường, có thể thay thế chai nước nhựa bằng chai thủy tinh hoặc bình nước cá nhân, sử dụng hộp đựng thức ăn tái sử dụng thay vì hộp xốp, dùng muỗng, đũa inox thay vì đồ nhựa dùng một lần. Nhà trường cũng cần có chính sách cụ thể trong việc tổ chức các buổi liên hoan, dã ngoại, hạn chế tối đa việc sử dụng các vật dụng nhựa tiện lợi. Việc chuyển đổi sang sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường vừa góp phần giảm rác thải, vừa rèn luyện thói quen sống xanh cho học sinh.
Hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần
Công tác phân loại rác là bước quan trọng giúp quản lý rác thải hiệu quả, giảm lượng rác thải phải xử lý và tăng tỷ lệ tái chế. Các trường học nên lắp đặt hệ thống thùng rác phân loại rõ ràng, có ký hiệu nhận diện dễ hiểu để học sinh có thể phân biệt giữa rác hữu cơ, rác vô cơ và rác tái chế. Những loại thùng rác ngoài trời chất lượng cao, có khả năng chống chịu thời tiết tốt sẽ phù hợp để đặt ở sân trường, hành lang hoặc các khu vực công cộng.
Phân loại rác thải tại nguồn
Poliva là đơn vị chuyên cung cấp thùng rác công nghiệp và thùng rác phân loại với mẫu mã đa dạng, chất liệu bền bỉ, phù hợp với môi trường học đường. Một số sản phẩm nổi bật như thùng rác phân loại 3 ngăn ngoài trời, thùng rác nhựa có nắp đậy hoặc thùng rác composite có bánh xe… là lựa chọn lý tưởng để hỗ trợ việc phân loại, thu gom và tái chế rác hiệu quả.
Nhằm thu hút sự tham gia tích cực từ học sinh, nhà trường nên tổ chức các phong trào thi đua gắn với chủ đề môi trường như: “Trường học không rác thải nhựa”, “Tuần lễ sống xanh”, “Tái chế sáng tạo”, “Ngày thứ Sáu xanh”, v.v. Những hoạt động này không chỉ mang tính giáo dục mà còn tạo cơ hội cho học sinh thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự sáng tạo và khả năng làm việc nhóm. Qua các phong trào, học sinh sẽ hình thành được lối sống xanh và biết yêu quý, bảo vệ thiên nhiên từ những hành động nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày.
Phông trào tái chế, tái sử dụng các đồ vật bằng nhựa
Giáo viên và ban giám hiệu nhà trường giữ vai trò trung tâm trong việc điều hành, định hướng và giám sát quá trình phòng chống rác thải nhựa. Trước hết, mỗi giáo viên cần trở thành tấm gương mẫu mực cho học sinh bằng cách từ chối sử dụng đồ nhựa một lần, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. Nhà trường nên xây dựng nội quy rõ ràng về việc quản lý chất thải nhựa, đồng thời thiết lập cơ chế giám sát và đánh giá hiệu quả triển khai các biện pháp. Ngoài ra, việc hợp tác với các tổ chức môi trường, doanh nghiệp cung ứng thiết bị (như Poliva) để tổ chức tập huấn, cung cấp thiết bị thu gom, xử lý rác thải cũng là hướng đi cần thiết để đảm bảo tính bền vững cho các chương trình hành động.
Vì sao khách sạn luôn đặt 4 chiếc gối trên giường dù là giường đôi dành cho 2 người? Đây chắc chắn là thắc mắc của không ít người khi đến nhận phòng khách sạn. Hãy cùng chúng...