Foam là chất liệu đã được ưu ái sử dụng từ khoảng 500 năm về trước do mang nhiều đặc điểm nổi trội. Vậy chất liệu Foam là gì? Tại sao chúng lại được đặc biệt yêu thích khi sản xuất làm đệm? Hãy cùng Poliva tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây nhé.
Theo lịch sử ghi chép, chất liệu này đã xuất hiện từ thời Maya cổ đại và trở nên phổ biến hơn bao giờ hết vào những năm 90. Cho đến nay, Foam đã trở thành chất liệu được ưa chuộng nhất trong nhiều ngành sản xuất, đặc biệt là đệm và nội thất.
Foam (hay còn có tên gọi khác là mút hay bọt xốp) là một chất liệu được hình thành từ nhiều bọt khí ở trạng thái lỏng hoặc rắn. Hiện nay chất liệu foam hầu hết được cấu thành chủ yếu bởi các chất polyol, polyisocyanate, H20 (nước) và các hóa chất khác.
Bọt foam ở dạng rắn đã được đưa vào sử dụng từ những năm đầu thế kỷ 20. Vì sở hữu những ưu điểm như khối lượng tương đối nhẹ và tỉ trọng thấp nên loại bọt xốp này đã được sử dụng như một thành phần chính trong sản xuất các nguyên liệu cách nhiệt khác.
Trải qua nhiều năm lịch sử, foam cũng được nghiên cứu và biến thể thành nhiều loại để đáp ứng được da dạng nhu cầu của người tiêu dùng.
Có thể bạn đã từng thắc mắc chất liệu memory foam là gì? Đây là một loại mút biến thể của foam được yêu thích và sử dụng nhiều nhất hiện nay. Memory foam được các phi hành gia nghiên cứu và cho ra đời từ năm 1966 để bảo vệ sức khỏe của họ khi ở trong không gian không trọng lực ngoài vũ trụ. Và đương nhiên, đến bây giờ chúng vẫn được sử dụng nhiều nhất.
Lý do chúng mang tên memory foam là vì khi ta dùng tay ấn lên bề mặt foam, sẽ lưu lại dấu tay từ 3 đến 10 giây cho đến khi trở lại trạng thái ban đầu. Do chúng là mút hoạt tính được làm chủ yếu từ Polyurethane kết hợp với các chất phụ gia khác nên có độ dẻo dai và đàn hồi tuyệt vời. Bên cạnh đó, đệm làm từ memory foam có tuổi thọ kéo dài, bền hơn nhiều so với đệm bông ép, nệm lò xo,…
Memory Foam có khả năng ngăn chặn nấm mốc, vi khuẩn phát triển, không có mùi hóa chất, thân thiện với môi trường và an toàn tuyệt đối với sức khỏe người dùng.
PU foam hay còn gọi là mút xốp được cấu tạo từ hai chất lỏng Polyol cùng với hỗn hợp các chất polymethylene, isocyanate. Tùy vào mục đích sử dụng mà chất liệu này được kết hợp với những chất phụ gia khác để quyết định độ mềm hoặc cứng.
Chất liệu PU foam giúp giảm áp lực, khả năng nâng đỡ khá tốt và đặc tính chịu nhiệt của loại foam này được chuyên gia đánh giá rất cao. Chúng được đưa vào dùng trong lĩnh vực thời trang rất nhiều như may mặc, da giày, túi xách,…
Đây là loại foam biến thể có thành phần chính được làm từ chất liệu Foam kết hợp với Polyethylene, tạo thành loại mút xốp dạng mỏng. Đây là loại foam nổi bật là mềm mại và cực dẻo dai. Hình dạng của PE Foam sẽ được thay đổi theo mục đích của từng nhà sản xuất để tạo nên những sản phẩm theo nhu cầu thị trường.
Ứng dụng phổ biến nhất của loại foam này chính là vỏ lưới bọc trái cây bạn hay thấy, hay những lớp mút xốp bảo quản đồ vật để hạn chế va đập.
Đây là chất liệu được kết hợp bởi nhựa PVC, bột gỗ, foam và một vài chất phụ gia khác, sau đó được nén chặt để định hình sản phẩm. Vì được tạo thành từ nhiều thành phần khác nhau nên PVC foam mang tất cả những ưu điểm của các chất đó. Chúng có khả năng cách nhiệt tốt, chống nước, khối lượng nhẹ, không dễ bị mài mòn nên dễ thích nghi với mọi điều kiện thời tiết. Do vậy mà tuổi thọ của chúng có thể lên đến 10 năm.
Độ bền ưu việt của PVC foam khiến chúng được đưa vào để sản xuất đồ nội thất hay trong xây dựng như: tủ, gỗ, kệ, biển quảng cáo, làm vách ngăn, hàng rào,…
Chất liệu này dù được ứng dụng trong bất kỳ ngành sản xuất nào cũng được đánh giá rất cao về độ bền, đặc biệt là nệm foam. Trải qua thời gian dài sử dụng thì những ưu điểm vẫn luôn giữ được như lúc ban đầu. Tuổi thọ trung bình của một sản phẩm nệm foam có thể kéo dài từ 7 -10 năm.
Vì chúng có độ đàn hồi và dẻo dai cao nên khi nằm trên đệm foam, chúng sẽ ôm trọn cơ thể người nằm và nâng đỡ tốt ở những vị trí như đầu, vai, lưng, hông, bắp đùi, cẳng chân, bàn chân. Điều này khiến cho người nằm cảm thấy thư giãn và giảm hẳn những triệu chứng đau mỏi lưng.
Trọng lượng của nệm từ chất liệu foam nhẹ hơn rất nhiều so với đệm bông, đệm cao su hay đệm lò xo. Do vậy rất dễ để di chuyển, dễ dàng vệ sinh và mang phơi ở ngoài không gian thoáng, giúp tiết kiệm nhiều thời gian làm sạch so với những loại đệm khác.
Vì những đặc tính ưu việt trên nên nệm foam cũng có giá thành không hề rẻ, dao động trong khoảng từ 6 – 10 triệu đồng. Nếu bạn không đủ điều kiện tài chính thì đây có vẻ là một sản phẩm không phù hợp. Tuy nhiên những lợi ích mà nó mang lại thì rất tuyệt vời đúng không nào?
Nhược điểm lớn nhất của nệm foam là giữ nhiệt. Do cấu trúc foam trong nệm có mật độ rất dày, điều này làm không khí khó lưu thông. Khi nằm ngủ trên đệm foam, lượng nhiệt tỏa ra từ cơ thể được foam hấp thụ rất nhanh và không thể thoát ra ngoài. Vì vậy nếu nằm trên đệm foam vào mùa hè sẽ gây cảm giác nóng bức, khó chịu.
Những thông tin trên đây là sự tổng hợp khái quát nhất cho câu hỏi chất liệu foam là gì và ưu nhược điểm của chúng. Hy vọng sẽ giúp bạn lựa chọn được một chiếc đệm foam ưng ý cho mình. Nếu bạn có nhu cầu set up giường khách sạn bằng những mẫu chăn ga gối đệm chất lượng, hãy liên hệ sớm với Poliva. Poliva là đơn vị chuyên cung cấp chăn ga gối cao cấp cho các khách sạn, resort tiêu chuẩn 4-5 sao.
Poliva chuyên cung cấp các thiết bị khách sạn, thiết bị buồng phòng cao cấp. Bạn có thể đặt mua thùng rác ngoài trời, thùng rác trong phòng, xích đu, ghế hồ bơi, ô dù ngoài trời, đồ amenities cho khách sạn, giường phụ khách sạn… Liên hệ với Poliva ngay theo số 096.849.8888 (Miền Bắc)/ 094.714.9999 (Miền Nam) để được hỗ trợ tốt nhất nhé!
Để việc nấu nướng thuận tiện và nhanh chóng hơn thì các nhà hàng, khách sạn không thể trong trang bị bếp khè. Vậy cụ thể thì bếp khè là gì? Đặc điểm và cách sử dụng an...