Trong cuộc sống hiện đại, các vật liệu mới ngày càng được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi để thay thế cho các vật liệu truyền thống như sắt, thép, gỗ… Trong số đó, nhựa composite là một trong những vật liệu được đánh giá cao nhờ sở hữu nhiều tính năng vượt trội. Từ ngành xây dựng, giao thông vận tải, hàng không cho tới y tế, nhựa composite ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình. Vậy nhựa composite là gì? Ưu và nhược điểm của nhựa composite ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nhựa composite là một loại vật liệu tổng hợp được tạo thành từ hai hay nhiều thành phần vật liệu khác nhau, trong đó bao gồm một pha nền (thường là nhựa polymer) và các vật liệu gia cường như sợi thủy tinh, sợi carbon hoặc sợi aramid. Mục tiêu của việc kết hợp này là để tạo ra một loại vật liệu mới có những tính chất cơ học và hóa học ưu việt hơn so với từng thành phần riêng lẻ. Pha nền có vai trò gắn kết và phân bố đều tải trọng lên các sợi gia cường, trong khi đó sợi gia cường giúp tăng cường độ bền, khả năng chịu lực và chịu nhiệt cho vật liệu.
Nhựa composite
Composite là viết tắt từ tiếng Anh “composite materials”, nghĩa là vật liệu tổ hợp. Một ví dụ quen thuộc của nhựa composite trong đời sống là các tấm panel, ống dẫn khí, vỏ tàu, vỏ máy bay, các sản phẩm dân dụng như thùng rác, ghế băng công viên… Nhờ đặc tính kỹ thuật cao và khả năng tùy biến linh hoạt, composite ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trong nhiều lĩnh vực sản xuất và đời sống.
Ưu điểm nổi bật nhất của composite chính là độ bền cơ học vượt trội. So với các vật liệu truyền thống như gỗ hay kim loại, nhựa composite có khả năng chịu tải trọng lớn, chống va đập tốt và không bị biến dạng khi chịu áp lực cao. Đặc biệt, khi được gia cố bằng sợi thủy tinh hoặc sợi carbon, composite có thể đạt độ bền ngang ngửa, thậm chí vượt qua nhiều loại thép thông thường. Nhờ đặc điểm này, composite được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực đòi hỏi độ an toàn và độ bền cao như hàng không, ô tô, tàu thủy, xây dựng cầu đường…
Không giống như kim loại dễ bị oxy hóa và ăn mòn dưới tác động của môi trường, nhựa composite có khả năng chống ăn mòn rất tốt, đặc biệt là trong môi trường ẩm ướt hoặc tiếp xúc với các hóa chất mạnh. Đây là một trong những lý do khiến nhựa composite trở thành lựa chọn hàng đầu trong các hệ thống dẫn nước, dẫn hóa chất, hoặc các công trình ngoài trời thường xuyên tiếp xúc với điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Đối với các ngành công nghiệp như hóa chất, xử lý nước thải, đóng tàu… tính năng này cực kỳ quan trọng.
Độ bền, kháng oxi hóa cao
Dù có độ bền cao, nhựa composite lại có trọng lượng rất nhẹ so với các vật liệu kim loại truyền thống. Điều này mang lại nhiều lợi ích thiết thực như dễ vận chuyển, thi công nhanh chóng, tiết kiệm chi phí nhân công và giảm tải trọng cho các kết cấu công trình. Trong ngành giao thông vận tải, việc sử dụng nhựa composite giúp giảm trọng lượng xe, máy bay, tàu… từ đó tiết kiệm nhiên liệu và giảm phát thải khí CO2 ra môi trường.
Nhựa composite không dẫn điện và không dẫn nhiệt, nhờ đó được sử dụng nhiều trong các ứng dụng yêu cầu tính cách điện và cách nhiệt cao như vỏ máy móc điện, vật liệu cách điện trong xây dựng, thiết bị viễn thông… Đặc tính này còn giúp nhựa composite an toàn hơn khi sử dụng trong các môi trường dễ cháy nổ hoặc có nguy cơ rò rỉ điện cao. Ngoài ra, nhựa composite còn có thể chịu nhiệt tốt trong dải nhiệt độ rộng, phù hợp với nhiều điều kiện vận hành khắc nghiệt.
Nhựa composite cách điện, nhiệt tốt
Nhựa composite có độ bền thời gian rất cao, thường lên tới vài chục năm mà không bị lão hóa, nứt gãy hay hư hỏng nghiêm trọng. Nhờ tính kháng hóa chất, chống tia UV và chịu nhiệt tốt, sản phẩm từ nhựa composite ít cần bảo trì, bảo dưỡng định kỳ, từ đó tiết kiệm đáng kể chi phí vận hành và thời gian bảo trì cho người sử dụng. Đây là điểm cộng lớn khi so sánh với các vật liệu truyền thống cần sơn lại, chống rỉ hoặc thay thế định kỳ.
Chi phí bảo trì thấp
Dù mang nhiều lợi ích vượt trội nhưng lại có chi phí sản xuất ban đầu khá cao do quy trình sản xuất phức tạp, yêu cầu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Các loại sợi gia cường như sợi carbon hay sợi thủy tinh có giá thành không rẻ, cộng thêm công đoạn tạo khuôn, ép đúc, xử lý bề mặt… cũng góp phần làm tăng giá thành sản phẩm. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp hoặc người tiêu dùng vẫn còn cân nhắc giữa lợi ích lâu dài và chi phí đầu tư ban đầu khi lựa chọn sử dụng composite.
Một trong những thách thức lớn đối với nhựa composite là vấn đề tái chế. Do được cấu thành từ nhiều thành phần khác nhau không dễ tách rời, quá trình tái chế nhựa composite rất phức tạp và tốn kém. Không giống như các loại nhựa thuần túy như PE, PP có thể dễ dàng nấu chảy và tái chế, composite yêu cầu công nghệ tái chế chuyên biệt, thường không phổ biến và chưa được ứng dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia. Điều này đặt ra những thách thức về mặt môi trường khi số lượng sản phẩm composite thải bỏ ngày càng tăng.
Poliva chuyên cung cấp các thiết bị vệ sinh như thùng rác cao cấp, thùng rác công nghiệp, nhiều loại khác. Đặc biệt, các mẫu thùng rác composite của Poliva được đánh giá cao nhờ thiết kế bền đẹp, chịu lực tốt, kháng hóa chất, thích hợp sử dụng tại công viên, trường học, nhà máy, bệnh viện và khu công cộng.
Một số mẫu thùng rác Poliva đang bán chạy có thể kể đến như:
Với tiêu chí đặt chất lượng lên hàng đầu, Poliva cam kết cung cấp sản phẩm nhựa composite chính hãng, bền bỉ và thân thiện với môi trường. Khách hàng có thể tham khảo thêm thông tin và đặt mua tại website chính thức của Poliva.
Đồ dùng phòng tắm khách sạn thông thường gồm bồn tắm, vòi hoa sen, áo choàng tắm…. Và không thể thiếu giỏ đựng đồ dùng trong phòng. Vậy lý do vì sao cần trang bị giỏ đựng đồ...