Thủ đô Hà Nội với bề dày lịch sử từ lâu đã nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng. Trong số những địa danh đó không thể không nhắc đến Đền Quán Thánh thuộc “Thăng Long tứ trấn”.
Đền Quán Thánh nằm ở đường Thanh Niên, phố Quán Thánh nhìn ra phía Hồ Tây. Đền thuộc Thăng Long Tứ Trấn. Ngoài ra đền còn là ngôi chùa cổ nhất của Hà Nội.
Qua nhiều lần trùng tu, đền vẫn là một quần thể kiến trúc độc đáo. Nếu muốn di chuyển đến đền, bạn có thể đi xe taxi, hoặc chủ động đi bằng xe máy. Nếu đi bằng xe buýt bạn có thể lựa chọn các tuyến: 14, 33, 50. Những xe này sẽ dừng ở gần đền và bạn chỉ cần đi bộ một đoạn ngắn là đến nơi.
Giá vé đi đền là 10.000 vnđ/ người lớn, 5.000 vnđ/ sinh viên, trẻ nhỏ. Đền Quán Thánh mở cửa đến mấy giờ? Giờ mở cửa quy định từ: 8 giờ đến 5 giờ hàng tuần. Riêng thời điểm giao thừa đền mở hết đêm. Ngày mồng 1 và ngày rằm từ 6 giờ đến 8 giờ.
Lễ hội đền Quán Thánh được diễn ra hàng năm vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch. Ngày lễ hội thu hút đông đảo người dân đến dâng hương cầu bình an.
Ngoài ra về thời gian đi lễ bạn có thể sắp xếp thời gian đi vào những ngày đầu năm. Thích hợp nhất là từ ngày mùng 1 đến 15 tháng Giêng. Nếu muốn tránh tình trạng đông người, bạn có thể đi vào khoảng mùng 5 Tết.
Cách đi lễ đền Quán Thánh cần chú ý sau: Chuẩn bị đồ lễ gồm lễ chay và lễ mặn. Lễ chay gồm có: hương, hoa quả tươi, xôi chè, oản. Lễ mặn gồm có: giò, gà, chả, rượu, trầu cau… Hai loại lễ vật này bạn đều có thể cung tiến khi đến lễ tại Tứ Trấn Thăng Long. Ngoài ra có thể chuẩn bị thêm tiền giấy âm phủ và hương. Tiền lẻ, tiền “giọt dầu” mang theo cho vào hòm công đức.
Đền là di tích lịch sử và văn hóa được xây dựng vào thế kỷ thứ 11. Đền thờ thánh Trấn Vũ, là vị thần bảo vệ miền Bắc. Trải qua các triều đại, đền tu nhiều lần bổ, nhưng về cơ bản thì không bị thay đổi nhiều.
Theo các tài liệu ghi chép, chùa được xây dựng vào những năm đầu khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, Hà Nội.
Đến năm 1823, vua Minh Mạng lên ngôi đổi tên đền thành chân Vũ Quán. Năm 1842, đến triều đại vua Thiệu Trị, đền được đổi tên thành đền Quán Thánh. Đền thờ một trong 4 vị thần của “Thăng Long Tứ Trấn”. Các vị Thánh bảo vệ ở bốn hướng Đông – Tây – Nam – Bắc của thành Thăng Long. Đền Quán Thánh trấn giữ ở phía Bắc.
Đền được xây dựng theo kiến trúc Trung Quốc bao gồm tam quan, sân, ba lớp nhà tiền đế, hậu cung, trung đế. Cổng ngoài xây bốn trụ với tượng con nghê nằm trên đỉnh. Bốn con phượng hoàng đấu lưng với nhau. Ở hai bên là hai bức bình phong đắp nổi hình mãnh hổ hạ sơn rất công phu.
Khi bước vào bên trong, bạn sẽ phải ngỡ ngàng trước không gian cổ kính của không gian mang phong cách kiến trúc Trung Quốc. Những mảnh chạm khắc trên gỗ độc đáo bên trong một tổng thể hài hoà. Kiến trúc của ngôi đền có giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cực kì cao.
Nổi bật nhất trong đền Quán Thánh là pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được đúc bằng đồng đen. Tượng có chiều cao gần 4m và nặng khoảng 4 tấn trên tảng đá cẩm thạch cao tới hơn 1m. Tượng có khuôn mặt vuông chữ điền uy nghiêm nhưng hiền hậu, ôn hòa với đôi mắt nhìn thẳng. Đây là một công trình nghệ thuật độc đáo thể hiện sự tài hoa trong kỹ thuật tạc tượng và đúc đồng của các nghệ nhân Việt Nam xưa.
Ngoài ra đền còn có hơn 60 bài thơ, câu đối và hoành phi viết bằng chữ Hán. Tác giả là những người đỗ đạt khoa bảng cao như: Bảng nhãn, Thám hoa…
Nếu có dịp đến Hà Nội, bạn đừng quên ghé đền Quán Thánh để có nhiều trải nghiệm đáng nhớ cùng những phút giây thư giãn, yên bình.
Ngoài những bài viết hay về tình yêu, xã hội,… Poliva còn phân phối rất nhiều loại dụng cụ khách sạn, thiết bị ngoài trời như cột chắn inox, ô dù ngoài trời…và đồ amenities cho khách sạn chất lượng cao giá rẻ. Nếu bạn có nhu cầu mua sản phẩm, hãy liên hệ theo số điện thoại sau để được tư vấn một cách thiết thực nhất. Hotline miền bắc: 096.849.8888 – miền nam: 094.714.9999
Với sự phát triển của công nghệ, các loại ô dù ngoài trời đã được cải tiến với nhiều tính năng mới, trong đó có loại ô dù gắn đèn LED. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người vẫn...