Gờ giảm tốc độ được xem là giải pháp kiểm soát tình trạng phóng nhanh, vượt ẩu hiệu quả. Vậy các quy định về gờ giảm tốc như tiêu chuẩn thiết kế và lắp đặt gờ giảm tốc là gì? Poliva sẽ thông tin đến bạn ngay trong bài viết dưới đây.
Trong những năm gần đây, tình hình tai nạn giao thông diễn biến ngày càng phức tạp. Theo đó, tình trạng đua xe, phóng nhanh, vượt ẩu là những “U nhọt” cần được giải quyết khẩn cấp. Sự ra đời của gờ giảm tốc được xem là giải pháp hiệu quả để giải quyết các vấn nạn trên. Tuy nhiên, lắp đặt thiết bị này như thế nào để đảm bảo an toàn giao thông lại là vấn đề không phải ai cũng biết. Trên thực tế, chưa có tài liệu chính thức quy định về gờ giảm tốc. Tuy nhiên, Bộ GTVT đã ban hành quyết định 1578/QĐ-BGTVT hướng dẫn tạm thời về tiêu chuẩn thiết kế và lắp đặt Gờ giảm tốc cao su. Poliva sẽ thông tin đầy đủ đến bạn ngay trong bài viết sau.
Tiêu chuẩn thiết kế gờ giảm tốc dựa vào loại đường và thành phần xe lưu thông trên đường. Trong đó, các tiêu chuẩn cần nhắc đến là:
Quy định về chất liệu bao gồm: Cao su, thép đúc, bê tông, hoặc nhựa. Các chất liệu này sau khi được tạo thành gờ giảm tốc sẽ được sơn một lớp sơn dẻo nhiệt phản quang màu vàng.
Về kích thước, chiều dày của gờ giảm tốc không vượt quá 6mm. Kích thước của thiết bị này được thiết kế theo dạng mặt cắt cong lồi, vuông góc với tim đường. Ngoài ra, kích thước cụ thể của thiết bị này được quy định như hình dưới đây:
Nếu bạn thấy vẫn chưa đầy đủ thông tin có thể tham khảo cụ thể hơn về => Kích thước gờ giảm tốc
Về cấu tạo, gờ giảm tốc độ di động được thiết kế vuông góc với tim đường, vạch sơn của thiết bị được bố trí theo từng cụm vạch để tạo hiệu ứng cảnh báo tốt. Ngoài ra, vạch sơn cần được sử dụng màu trắng hoặc vàng phản quang để gây sự chú ý cho các phương tiện tham gia giao thông
Ngoài ra, tiêu chuẩn thiết kế gờ giảm tốc cũng bao gồm vị trí đặt và số cụm. Về vị trí đặt, gờ giảm tốc được bố trí trên toàn bộ bề rộng mặt đường; Về số cụm, gờ giảm tốc được bố trí theo từng cụm, khoảng cách giữa hai mép vạch là 400mm, bề rộng vạch sơn là 200mm.
Bên cạnh thiết kế, gờ giảm tốc cũng có quy định về lắp đặt để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ như sau:
Mặt khác, khi bố trí gờ giảm tốc cũng cần lưu ý đặt cách “Điểm đen” từ 15 đến 20 mét để đặt hiệu quả báo hiệu giao thông tốt nhất. Đồng thời, tùy điều kiện thực tế mà bố trí số cụm vạch gờ từ 1 đến 3 cụm.
Trên thực tế, cần tuân thủ đầy đủ để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ. Như vậy, việc sử dụng gờ giảm tốc cần lưu ý vấn đề về thiết kế lẫn cách đặt đúng với quy định. Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những quy định này và có cách sử dụng gờ giảm tốc phù hợp nhất. Ngoài ra, tùy vào tình hình thực tế của đoạn đường cần lắp đặt thiết bị này mà có sự lựa chọn về kích thước hay chất liệu phù hợp nhất.
Nếu bạn có nhu cầu đặt mua và lắp đặt gờ giảm tốc, cục chặn bánh xe , cọc tiêu giao thông , gương cầu lồi ốp góc cộ cao su hãy liên hệ với Poliva theo số hotline 096.849.8888 (Miền Bắc) / 094.714.9999 (Miền Nam). Chúng tôi sẽ tư vấn và báo giá cho bạn sớm nhất.
Vấn đề bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách cần được đặt lên hàng đầu hiện nay. Ngoài những biết pháp mang tính chất tuyên truyền, thì biện pháp cần thiết và phổ biến nhất...