Với sự phát triển không ngừng của ngành dệt may, ngày càng xuất hiện nhiều hơn những chất liệu vải nhân tạo có chất lượng cao và độ bền vượt trội. Chất liệu vải nylon là một trong những sản phẩm như vậy. Hãy cùng nhau tìm hiểu vải nylon là gì và ứng dụng của chúng trong ngành dệt may qua bài viết dưới đây của Poliva nhé!
Vải nylon là chất liệu được làm từ nguyên liệu tổng hợp polymer. Loại chất liệu này có nguồn gốc sẵn có từ dầu mỏ và than đá. So với dòng vải hữu cơ, chất liệu vải nylon lại không có thành phần hữu cơ nên được người ta gọi là nhựa nhiệt dẻo hay polyamt aliphatic. Để tạo ra vải nylon, các nhà sản xuất sử dụng phản ứng trùng hợp ngưng tụ dưới áp suất cao, nhiệt độ cực lớn để cho ra một loại polymer.
Vải nylon là loại chất liệu đầu tiên được làm hoàn toàn trong phòng thí nghiệm. Chúng sở hữu đầy đủ các đặc tính mong muốn như độ đàn hồi cao, độ bền vượt trội. Sợi vải Nylon được sản xuất bởi Du Pont của Mỹ vào năm 1935. Công ty Du Pont đã có được bằng sáng chế sợi vải Nylon vào năm 1938. Đến tháng 9/1940 vải nylon lần đầu tiên được dùng trong lĩnh vực may mặc bằng việc sản xuất những đôi tất có chất lượng cao khiến người tiêu dùng thích thú lựa chọn. Chỉ sau một năm xuất hiện, số lượng tất bằng vải nylon được bán ra đã lên đến con số 64 triệu đôi. Ngày nay, vải nylon đã trở thành chất liệu phổ biến được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau.
Cũng giống như những loại vải thông thường khác, vải nylon sở hữu cả ưu điểm lẫn nhược điểm. Đây là loại vài được đánh giá là có nhiều đặc tính nổi trội, được nhiều người ưa chuộng tin dùng cho những vật dụng trong đời sống hằng ngày. Dưới đây là những ưu nhược điểm cụ thể của chất liệt vải này:
Nylon có độ co giãn tốt, tránh biến dạng và tạo độ bền cho các sản phẩm được làm từ chất liệu này. Các loại quần áo được làm từ vải nylon tránh được côn trùng cắn rách nát và gây bẩn do chất liệu này có tính năng loại bỏ nấm và côn trùng rất hiệu quả.
Đặc biệt, chất liệu nylon có tính thẩm mỹ cao nên vải được nhiều người sử dụng hài lòng và ưa chuộng, kể cả là những người tiêu dùng khó tính nhất. Chất liệu nylon có độ bóng sáng, nhẵn mịn và rất dễ sử dụng cũng như sản xuất.
Vải có khả năng chống thấm nước và chống ẩm hiệu quả. Chỉ cần nghe tới chất liệu nylon thôi, chúng ta sẽ có thể hình dung ngay về đặc tính chống thấm nước của những sản phẩm được làm từ chất liệu này. Đây thực sự là tính năng quan trọng để vải nylon chiếm được ưu thế trên thị trường vải.
Chất liệu nylon rất dễ nhuộm màu. Nhờ tính năng này, các nhà sản xuất dễ dàng tạo ra những sản phẩm có màu sắc khác nhau, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của người tiêu dùng.
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, vải nylon cũng có rất nhiều nhược điểm. Đầu tiên phải kể đến việc vải nylon không có khả năng phân hủy sinh học, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường thiên nhiên, là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Quá trình sản xuất vải nylon tạo ra các oxit ni tơ – một loại khí gây hiệu ứng nhà kính, đó cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm trên toàn cầu.
Vải nylon có khả năng chống thấm nước hiệu quả nhưng cũng chính vì thế, nó không có khả năng thấm hút mồ hôi, gây ra tình trạng nóng bí và khó chịu, tích tụ mồ hôi trong suốt quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, vải nylon cũng rất dễ cháy, gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt cho cuộc sống con người.
Sở hữu nhiều đặc tính nổi bật, vải nylon được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như:đồ bơ, đồ lót, các loại áo choàng, khẩu trang… Những sản phẩm này mang đầy đủ đặc tính nổi trội của chất liệu vải nylon. Đặc biệt loại vải này còn được dùng để may một lớp chống thấm nước trong các sản phẩm đồ bơi, áo choàng mùa đông ở những vùng khí hậu lạnh giá.
Vải nylon cũng được sử dụng để tạo ra một số sản phẩm khá các loại dây thừng, lưới đánh cá, làm ô dù…hoặc được pha trộn với sợi len để gia tăng độ bền của chất liệu đặc biệt này.
Khi giặt chất liệu vải nylon, bạn dùng loại bột giặt dịu nhẹ để tránh chất tẩy quá mạnh làm mất đi độ bền của vải. Trong quá trình giặt, các sản phẩm được làm từ vải nylon nên vò nhẹ để vải không bị nhàu. Nên chọn nơi thoáng mát để phơi các sản phẩm được làm từ nylon, nên tránh những khu vực có ánh nắng chiếu trực tiếp vì sẽ khiến vải bị co ngót.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ vải nylon là gì và những ưu nhược điểm nổi bật của chất liệu này.
Bên cạnh ga trải giường làm từ cotton thì có một loại vải khác rất được ưa chuộng là vải linen. Nhưng vải linen là gì? Vải linen trắng may ga giường khách sạn liệu có phải sự...