Được biết đến là một phần của Mù Cang Chải, La Pán Tẩn sở hữu những thửa ruộng bậc thang đẹp mê đắm lòng người tựa như “vân tay của trời”. Nơi đây đã trở thành địa danh được xếp hạng di sản Quốc Gia, thu hút đông đảo lượng khách du lịch ghé thăm hàng năm.
La Pán Tẩn ở đâu?
Cách Hà Nội chừng 300 km La Pán Tẩn là một xã miền cao của người H’Mông, thuộc huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái. Nằm chót vót trên đỉnh Khau Phạ nơi được mệnh danh là một trong “tứ đại đỉnh đèo” của Tây Bắc. Với chiều cao gần 2.000 mét so với mực nước biển, cùng 2.200ha ruộng bậc thang xếp thành từng lớp như một bức tranh sơn dầu nhuốm màu xanh tươi.
Từng được mệnh danh là thủ phủ của loài hoa thuốc phiện, giờ đây La Pán Tẩn đã trở mình khoác lên lớp áo mới, nhuộm vàng cả một khoảng trời Tây Bắc bằng màu óng ánh của mùa vụ bội thu. Điều này chứng tỏ cuộc sống của con người nơi đây đang dần được thay đổi từng ngày.
Cách thị trấn Mù Căng Chải khoảng 15km về phía Đông Bắc. Để đến được đây du khách phải vượt qua đoạn đường đèo ngoằn ngoèo ôm sát sườn những ngọn núi. Được thưởng ngoạn cánh rừng đại ngàn phía xa xa. Không gian rộng lớn, thiên nhiên trù phú khiến ai cũng phải xuýt xoa trước khung cảnh quá đỗi nên thơ này.
La Pán Tẩn hiện ra từ xa với những thửa ruộng bậc thang vàng óng vào mùa lúa chín. Với lối kiến trúc độc đáo của ruộng bậc thang được ví như vân tay của trời. Chẳng phải ngẫu nhiên mà nơi đây được đánh giá là địa điểm có diện tích ruộng bậc thang lớn và đẹp nhất Mù Căng Chải. Chỉ bằng sức người, với những công cụ thô sơ cũng có thể biến núi đồi thành ruộng đồng. Cây lúa – hình ảnh gắn liền với vùng đồng bằng cũng trổ ra những hạt dẻo thơm nơi sơn cước.
Dường như bất cứ đâu ở La Pán Tẩn, du khách đều có thể bắt gặp những thửa ruộng bậc thang nằm thoai thoải trên sườn đồi, xen kẽ là những con suối, con nước nhỏ ngày đêm róc rách chảy. Từ những bản làng nhìn lên, thấp thoáng bóng dáng vài cô thôn nữ người H’Mông đang miệt mài làm việc. Từng dải mây bạc chờn vờn như lớp chăn mỏng ôm lấy cả bản làng.
Đến với La Pán Tẩn vào tháng 9, tháng 10 hàng năm du khách sẽ được chiêm ngưỡng những lớp lúa vàng ươm, sóng sánh trong gió. Từng vạt lúa được đôi tay thoăn thoắt, nhịp nhàng của những phụ nữ người Mông cắt bằng lưỡi liềm nhỏ rồi rải thành từng khóm trên mặt ruộng.
Còn nếu muốn có cái nhìn công tâm hơn với La Pán Tẩn, du khách hãy đến vào tháng 3, tháng 4. Khi những thửa ruộng đang còn trơ trọi gốc rạ cùng vài khóm cỏ dại mọc xanh um. Dù chẳng có lúa vàng thì La Pán Tẩn vẫn đẹp theo một cách rất riêng. Đẹp theo nét mộc mạc, đơn sơ của núi rừng Tây Bắc.
Là một địa điểm thuộc bản Hán Xung của xã La Pán Tẩn, Đồi Mâm Xôi từng làm mưa làm gió trong giới trẻ bởi là nơi check in vô cùng độc đáo. Đồi Mâm Xôi đẹp nhất vào lúc sớm mai và khi chiều tà. Lúc mặt trời bắt đầu gieo nắng cũng là khi nơi đây vẫn còn ẩn trong lớp sương chùng chình. Khung cảnh đẹp ngỡ ngàng tựa làn khói chốn bồng lai tiên cảnh. Giữa những áng mây trắng ngà len lỏi vài tia nắng mai dịu nhẹ tạo nên khoảnh khắc vô cùng hoàn hảo.
Khi chiều tà, đồi Mâm Xôi lại trở mình dưới bầu trời xanh thẳm dần chuyển sắc tím nhuộm cả một khoảng trời. Không gian trở nên trầm lắng và yên bình đến lạ.
Quả là thiếu sót nếu đến La Pán Tẩn mà không ghé thăm thác Phú Nhu. Thác là nơi đổ về của nhiều con suối từ rừng đầu nguồn của lào Cai, Sơn La. Cái tên Phú Nhu được bắt nguồn từ tiếng địa phương có nghĩa là dòng thác. Dòng nước từ độ cao hơn 20m mạnh mẽ đổ xuống hồ Rồng tạo nên những làn bọt trắng xóa, tỏa ra xung quanh. Được ôm ấp bởi vách núi cao hai bên khiến cho thác Phú Nhu như đang thu mình sâu vào trong, tạo cảm giác bí ẩn cho khách tham quan.
Thảm thực vật quanh thác cũng vô cùng trù phú, được bao phủ bởi những tảng đá rêu phong cùng lớp cây cổ thụ cao chót vót, chính vì vậy nếu không phải là người dân địa phương thì khó lòng mà tìm ra được dòng thác. Dòng nước đổ xuống hồ Rồng cũng là nơi rất linh thiêng với truyền thuyết con rồng đang ngủ yên nên người dân không bao giờ xuống tắm, không ai muốn đánh thức rồng thần.
Hoa tớ dày hay còn gọi theo tiếng người H’Mông là “Pằng Tớ Dày” – một loại hoa rừng thuộc họ đào. Vào những tháng cuối năm hoa tớ dày trở thành một thứ đặc sản rất riêng của vùng Tây Bắc làm say đắm lòng người. Loài hoa này mọc không “dễ dãi”, nó chỉ có ở bản Trống Páo Sang của xã La Pán Tẩn. Để miêu tả bằng câu từ thôi là chưa đủ, du khách phải một lần đứng trên sườn núi cao, phóng tầm mắt ra xa về phía những khu rừng đại ngàn, nơi những bông hoa tớ dày đang bung sắc hồng cả một góc trời mới thấy được hết vẻ đẹp của nó.
Một điều du khách phải công nhận khi đến với Mù Căng Chải là văn hóa nơi đây là sự kết hợp của nhiều mảng màu khác nhau mà không hề bị trùng lặp. Và La Pán Tẩn cũng là một phần trong đó.
La Pán Tẩn nổi tiếng với lễ hội ruộng bậc thang được tổ chức vào khoảng giữa tháng 9 và kéo dài cho đến cuối tháng 9 hàng năm. Lễ hội thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch với nhiều hoạt động và trò chơi truyền thống của người H’Mông như chọi dê, bịt mắt bắt lợn, tù lu, kéo co, bắn nỏ, ném còn,… Du khách còn có thể tham gia và trải nghiệm công việc gặt lúa, tuốt lúa và sàng sẩy cùng người dân trên chính những thửa ruộng bậc thang.
Se lanh cũng là một nét độc đáo trong văn hóa sinh hoạt cộng đồng, nhiều gia đình vẫn còn gìn giữ nghề dệt lanh với những khung cửi và bộ se lanh có tuổi đời lâu năm.
La Pán Tẩn nổi tiếng với rượu thóc thơm ngon trứ danh. Để ra được những giọt rượu không ở đâu có được là cả một quá trình cần mẫn và sáng tạo của người H’Mông. Từ việc chọn lựa loại gạo, bí quyết công phu để làm nên men lá đến quy trình đắp bếp đất để nấu. Tất cả gộp lại tạo thành đặc sản riêng chỉ ở La Pán Tẩn mới có được.
Bánh dày – một món ăn lâu đời của người H’Mông nhưng lại vô cùng đặc sắc với du khách. Để tạo ra được món bánh dày thơm ngon thì việc chọn gạo nếp được xem là tiêu chí quan trọng hàng đầu. Gạo nếp được ngâm qua một đêm với các loại lá cây rừng để tạo màu và mùi hương. Đi kèm với đó là nét đẹp trong văn hóa giã gạo sớm của người dân.
Từ khi thoát khỏi làn khói mộng mị của cây thuốc phiện, La Pán Tẩn đã thay màu áo mới. Chú trọng đầu tư phát triển về du lịch nên hình nhà nghỉ, homestay ngày càng nhiều để phục vụ du khách ghé thăm. Không khó để du khách chọn được cho mình một homestay chan hòa cùng thiên nhiên, trải nghiệm cuộc sống chân thật của người H’Mông. Hoặc một nhà nghỉ với đầy đủ riêng tư và tiện nghi cho cuộc hành trình.
Với những bước chuyển mình đáng được ghi nhận của vùng núi nghèo. Trút bỏ khỏi mình lớp sương xấu xí, giữ lại những nét đẹp nguyên bản, xây dựng một cộng đồng tốt đẹp hơn. Thiên nhiên và con người nơi đây đã giúp La Pán Tẩn xứng đáng trở thành điểm đến tuyệt vời của Tây Bắc.
Công ty Poliva – Đơn vị đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực chuyên nhập khẩu và phân phối các loại thiết bị khách sạn như: mẫu xích đu ngoài trời, ghế nằm bãi biển, ô dù lệch tâm, đồ dùng 1 lần cho khách sạn,…cao cấp giá rẻ. Quý khách có nhu cầu mua các loại thiết bị khách sạn xin liên hệ 096.849.8888 để nhận được báo giá và những tư vấn chính xác nhất về sản phẩm mà bạn mong muốn.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy đánh giày khác nhau. Tùy theo mục đích, yêu cầu sử dụng mà người dùng có thể mua những loại máy đánh giày sao cho phù hợp. Bài...