Vải kaki là một chất liệu vải được ngành may mặc thời trang tin dùng khi sử dụng làm chất liệu chính cho sản phẩm của mình. Vậy chất vải kaki là gì và chúng có những đặc điểm nổi trội nào so với những loại vải khác trên thị trường hiện nay. Hãy cùng Poliva tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Vải kaki là vải được dệt hoàn toàn từ chất liệu cotton nên có khả năng thấm hút tốt, chất vải mềm mịn, mang lại cảm giác thoáng mát khi sử dụng. Để tăng tính đàn hồi và nâng cao chất lượng sản phẩm, nhiều nhà sản xuất đã bổ sung thêm những thành phần sợi tổng hợp giúp người sử dụng có cảm giác dễ chịu và thoáng mát, nhất là trong tiết trời nóng nực.
Vải kaki được biết đến từ những năm giữa thế kỷ 19 tại Ấn Độ khi ông Harry Bernett Lumsden đã dệt thành công sản phẩm làm bằng vải kaki. Vào thời kỳ này, đa số các quân lính Anh đều mặc quân phục bằng đồ len, cực kỳ dày và nóng nực, không phù hợp với thời tiết của Ấn Độ.
Cũng vì thế nên Lumsden đã nghiên cứu và tìm ra chất vải kaki với đặc tính mỏng hơn, nhẹ hơn, có thể thấm hút mồ hôi tốt hơn giúp quân lính hoạt động dễ dàng hơn. Vải kaki cũng hình thành từ đó.
Sau chiến tranh Thế giới lần thứ hai, vải kaki được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Mỹ với ứng dụng may quần áo mặc hàng ngày. Đến những năm đầu thế kỷ 20, vải kaki đã có nhiều thay đổi cả về mẫu mã và chất lượng.
Ngày nay, vải kaki có nhiều biến thể khác, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng. Đặc biệt phù hợp may trang phục cho mọi lứa tuổi, mọi điều kiện thời tiết khác nhau nên được sử dụng rộng rãi Không phải là vải Kaki đơn thuần mà giờ đây vải Kaki đã có nhiều dạng khác nhau tùy vào đối tượng sử dụng.
Phân loại theo độ co giãn thì vải kaki được chia thành hai loại: Vải kaki thun và vải kaki không thun
Vải kaki thun: Là loại vải làm từ cotton được bổ sung thêm sợi spandex giúp vải co giãn tốt hơn, tăng tính đàn hồi cho sản phẩm. Là loại vải có độ dày tương đối nhưng khi sử dụng vẫn tạo cảm giác mềm mịn.
Chính nhờ đặc tính vải kaki mềm mịn, không nhăn, khả năng thấm hút tốt nên được nhiều doanh nghiệp chọn làm nguyên liệu chính để sản xuất những sản phẩm thời trang như đồ công sở, đồ bộ, những đồ bó sát người mà vẫn tạo cảm giác thoải mái khi khách hàng sử dụng.
Vải kaki không thun: Là loại vải cũng có thành phần cấu tạo gần giống với vải kaki thun nhưng có độ co giãn và đàn hồi kém hơn. Tuy nhiên loại vải này lại có ưu điểm về độ bền, chất vải đứng và giữ màu tốt, phù hợp với sản xuất may mặc, đặc biệt là trang phục cho nam giới như quần tây, áo khoác kaki…
Xét về thành phần sợi tạo thành vải kaki được chia thành hai loại: Vải kaki cotton và vải kaki polyester
Vải kaki cotton: Là vải dệt bằng nguyên liệu sợi bông tự nhiên, độ dày vừa phải, có khả năng thấm hút tốt nên thường được ứng dụng để may các loại váy áo tôn dáng cho người dùng.
Vải kaki polyester: Là vải dệt bằng các loại sợi tổng hợp, có khả năng chống thấm nước, chống bụi, chống nhăn cực kỳ tốt. Vì vậy, vải kaki polyester được sử dụng để may các loại quần áo thể thao, áo gió hay túi ngủ ngoài trời, lều cắm ngoài trời… để bảo vệ cho người sử dụng khỏi bị thấm nước.
Nhiều người khi đi mua vải thường chỉ chọn màu sắc vải chứ không chú ý đến chất liệu vải, đặc biệt là những người mới bước vào ngành may mặc. Vì vậy hãy bỏ túi ngay cách nhận biết các loại vải kaki cực đơn giản dưới đây.
Để phân biệt vải kaki thun và kaki không thun bạn cần hiểu rõ vấn đề vải kaki là gì trước đã. Nhờ những đặc điểm về chất vải, độ co giãn, độ dày – mỏng của vải, bạn có thể biết đây là vải kaki thun hay kaki không thun. Vải kaki thun khi sờ sẽ tạo cảm giác mềm mịn, chất mát, độ dày vừa phải. Vải kaki không thun sẽ cứng hơn, dày hơn, độ co giãn hầu như không có.
Để phân biệt vải kaki cotton và kaki polyester, bạn có thể thử chúng với lửa. Vải nào bén lửa nhanh và bốc cháy thì đấy là vải kaki cotton, còn vải kaki polyester sẽ khó bén lửa hơn.
Với những sản phẩm làm từ chất vải kaki thì việc làm sạch chúng không hề khó vì chất vải kaki có đặc điểm không bị nhăn nhúm, co rút. Tuy nhiên bạn muốn kéo dài tuổi thọ của sản phẩm thì cần chú ý chỉ nên giặt bằng tay để giữ phom dáng cho sản phẩm. Máy giặt có tốc độ quay rất mạnh, sản phẩm dễ bị va đập ảnh hưởng đến cấu trúc sợi vải.
Nên sử dụng những loại xà phòng có độ tẩy rửa nhẹ để không làm phai màu và chất lượng vải kaki cũng được đảm bảo tốt nhất. Khi phơi bạn cũng nên tránh những nơi có ánh nắng trực tiếp để giữ chất vải không bị mục. Đặc biệt với những sản phẩm chưa sử dụng ngay, bạn cần bảo quản trong túi hút chân không, tránh bị ẩm mốc bởi không khí bên ngoài.
Trên đây là toàn bộ thông tin về loại vải kaki đang được ưa chuộng như vải kaki là gì, có những loại nào và ứng dụng của các loại vải kaki đó ra sao. Khi lựa chọn, các bạn nên tham khảo thật kỹ thông tin từng loại vải để chọn được loại vải phù hợp với sản phẩm của mình nhất nhé!
Trên thị trường thùng rác hiện nay tại nước ta đang nổi bật nhất chính là mẫu thùng rác Paloca nổi tiếng, nhưng ngoài dòng thùng rác Paloca này còn có một mẫu thùng rác cũng không kém...