Đã bao giờ bạn băn khoăn không biết định giá sản phẩm như thế nào? Nếu để giá quá cao thì khó bán, mà để giá quá thấp thì không có nhiều lãi. Đây không chỉ dừng lại ở việc tính toán mà còn là một nghệ thuật đòi hỏi sự nhạy cảm với thị trường. Sau đây là những chiến lược định giá sản phẩm bán sỉ lẻ, định giá sản phẩm mới hiện nay.
Định giá sản phẩm là những phương pháp, cách thức, công thức tính giúp doanh nghiệp xác định mức giá cụ thể của sản phẩm khi bán ra thị trường.
Bạn có bao giờ thắc mắc giá 1 chiếc iphone 12 mới ra mắt cao ngất ngưởng. Trong khi càng về sau thì giá lại càng giảm? Những chiếc tủ lạnh cùng hãng sản xuất – cùng loại – cùng cấu hình nhưng mỗi cửa hàng bán 1 giá? Sự khác biệt nằm ở các chiến lược định giá sản phẩm của từng thương hiệu.
Giá bán sản phẩm chính là yếu tố quyết định tác động đến mọi mặt của đơn vị kinh doanh:
– Giá sản phẩm quyết định trực tiếp đến doanh thu hàng ngày, hàng tháng
– Giá sản phẩm đảm bảo sức cạnh tranh với đối thủ.
– Giá tốt sẽ thu hút khách hàng nhiều
– Giá ảnh hưởng đến các chiến lược marketing của doanh nghiệp.
Việc định giá một sản phẩm/dịch vụ không thể dựa theo bản năng. Đó là một quy trình đòi hỏi sự hiểu biết về chi phí sản xuất, năng lực cạnh tranh, nhu cầu của thị trường, chiến lược marketing – quảng cáo,.. Từ đó có cơ sở để tính toán đặt giá bán hợp lý cho từng đối tượng, từng thời điểm.
Nếu bạn định giá thấp sẽ bán được nhiều hàng nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cho cửa hàng vì lợi nhuận thấp.Nếu định giá cao quá thì sẽ khó bán và khó cạnh tranh so với đối thủ. Đây là điểm mấu chốt cực kì quan trọng có thể giúp 1 doanh nghiệp phất lên hoặc phá sản nhanh chóng.
Giá vốn (giá gốc) được hiểu là tổng toàn bộ chi phí từ lúc sản xuất đến lúc hàng hóa được bày bán ra cho khách. Trong đó bao gồm rất nhiều loại chi phí như sản xuất, nhập, vận chuyển, xử lý, marketing, lưu kho,…
Từ giá vốn này người ta sẽ tính toán được nên điều chỉnh giá bán ra như thế nào cho hợp lý. Lâu nay giá vốn thường được tính theo giá nhập từ nhà cung cấp. Tuy nhiên mức giá này vốn không hề cố định mà lên xuống tùy theo thời điểm. Vì thế bạn cần biết công thức tính giá vốn để tính toán chi tiết các chi phí hàng hóa một cách chính xác nhất.
Công thức tính như sau:
Lấy một ví dụ minh họa như bảng:
Hành động | Giá vốn | Giá nhập (từ NCC) | Giá vốn | Tồn kho |
Nhập hàng đợt 1 | 10 | 20.000 | 20.000 | 10 |
Bán đợt 1 | 5 | 20.000 | 5 | |
Nhập hàng đợt 2 | 10 | 23.000 | 22.000 | 15 |
⇒ Theo công thức trên, sau 2 đợt nhập sản phẩm ta đã có giá vốn: (5*20.000) + (10*23.000) / (5+10) = 22.000đ
Vậy 22.000đ chính là giá tối thiểu mà bạn bán hàng hóa mà không bị lỗ vốn. Nếu bán dưới 22.000đ thì không có lãi mà âm vốn luôn.
Bài toán đặt ra: Với những cửa hàng quản lý cùng lúc hàng trăm mặt hàng khác nhau như tạp hóa, siêu thị, shop quần áo thì sao? Hàng hóa về liên tục trong ngày hàng trăm sản phẩm. Không thể lúc nào cũng ngồi ghi chép tính toán chi tiết từng mặt hàng 1 được.
Công cụ giúp tối ưu thao tác tính giá vốn hàng bán đó là sử dụng Phần mềm bán hàng online hiệu quả Abit. Sau khi nhập giá vốn lần đầu lên phần mềm, từ lần thứ 2 trở đi bạn chỉ cần điền thông tin vào phiếu nhập mua. Hệ thống Abit sẽ tự động tính giá vốn theo trung bình số lần nhập. Chủ shop có thể kiểm tra bất kì lúc nào tại bảng báo cáo tồn kho và doanh thu theo thời gian thực.
Bạn cần xác định mức lợi nhuận mong muốn để điều chỉnh giá bán lẻ hợp lý. Tùy vào từng mô hình ngành hàng và ý đồ của từng chủ kinh doanh mà ăn ít lãi hay nhiều lãi. Với những thương hiệu lớn, lợi nhuận sẽ đạt mức từ 30-50%.
Sau khi xác định được lợi nhuận mong muốn thì bạn sẽ tính ra được giá bán lẻ như sau:
Giá bán lẻ = [Giá gốc/giá vốn + (Giá gốc x % lợi nhuận mong muốn)]
Một ví dụ minh họa:
Một cái áo có giá gốc là 50.000 VND, bạn muốn thu lợi nhuận 100%, vậy thì bạn sẽ có giá bán là: [50.000 + (50.000 X 100%)] = 100.000 VND
Nếu bạn muốn thu lợi nhuận 50%, vậy sẽ có giá bán là :[50.000 + (50.000 X 50%)] = 75.000 VND.
Nếu đã xác định rõ ràng giá bán lẻ thì giá bán sỉ cũng không quá khó khăn. Vấn đề khi đặt giá sỉ là làm sao để không ảnh hưởng lợi nhuận giữa giá bán sỉ và bán lẻ. Tránh các xung đột lợi ích với các đối tác bán sỉ khác đang lấy hàng của bạn về bán. Dù Quản lý shop online hay cửa hàng trực tiếp cũng đều áp dụng được.
Đừng quên một nguyên tắc là hàng lấy càng nhiều thì giá càng phải rẻ. Và nếu vừa bán sỉ, vừa bán lẻ mà vẫn đảm bảo lợi nhuận ổn định như mong muốn thì cần phải đẩy giá bán lẻ lên.
Cứ như vậy cho đến khi bạn đạt được số lượng hàng cần thiết cho các đầu mối sỉ. Tuy bán sỉ giá thấp hơn nhưng hàng được đẩy đi nhanh, số lượng lại nhiều. Doanh thu gom về sẽ nhân lên lớn, mà tốn ít chi phí lưu kho, hàng tồn, ứ đọng vốn.
Bởi mỗi thương hiệu, mỗi sản phẩm lại được định vị bởi một Quy định về giá bán sản phẩm hoàn toàn riêng biệt. Đây chính là con át chủ bài, quyết định doanh thu nở hoa hay bế tắc. Là kim chỉ nam cho sinh mệnh của cả một cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh.
Đừng quên bạn vẫn có Abit là trợ lý ảo đa năng hỗ trợ trong hành trình quản lý. Ngoài những tính năng tính giá tự động, Phần mềm bán hàng tốt nhất 2021 làm rất tốt vai trò tăng tương tác Fanpage tự động, kiểm soát nhân viên từ xa, báo cáo lãi lỗ, quản lý vận đơn,.. Cập nhật ngay toàn bộ tính năng của Abit trong bản dùng thử MIỄN PHÍ bằng cách truy cập vào website abit,vn hoặc liên hệ tổng đài 024.6674.8888 nhé!.
Cục chặn bánh xe là thiết bị được sử dụng vô cùng phổ biến tại những tầng hầm, bãi gửi xe của chung cư, trung tâm thương mại. Đây là một trong những thiết bị nhất định phải...