Staff turnover là gì? Đây thực sự là một khái niệm tương đối mới mẻ với nhiều người đang bước đầu tìm hiểu về quản trị và doanh nghiệp. Vì thế, hãy tìm câu trả lời ngay trong bài viết sau đây nhé.
Staff turnover là cụm từ dùng để chỉ số lượng nhân viên nghỉ việc. Số lượng nhân viên nghỉ việc tăng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của công ty trong tương lai. Đặc biệt là những nhân viên đang nắm giữ vai trò quan trọng trong công ty.
Có rất nhiều nguyên nhân staff turnover, tuy nhiên bạn có thể cân nhắc một số điều sau đây
Việc không thể giữ chân nhân viên đa số xuất phát từ chính khâu tuyển dụng. Khi tuyển dụng, bổ nhiệm các vị trí làm việc, bạn chưa lựa chọn được đúng người cho công việc. Hoặc bạn tuyển dụng được người có năng lực tốt, phù hợp với vị trí nhưng lại không phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.
Bất kỳ một nhân viên nào khi cống hiến sự sáng tạo, sức lực, thời gian vào làm việc cho công ty đều mong muốn công sức đó được nhìn nhận một cách xứng đáng. Do đó, nếu công ty thờ ơ với những nỗ lực không biết mệt mỏi của họ thì dần dần tâm lý muốn tìm một nơi làm việc mới sẽ xuất hiện.
Với những nhân viên có tham vọng và tố chất, mong muốn làm lãnh đạo thì trong quá trình làm việc, nếu nhận thấy công ty không thể tạo cho mình một con đường tương lai rộng mở thì sẽ nhanh chóng tìm một lối đi mới cho bản thân.
Một số công việc như cán bộ ngân hàng, nhân viên sale hay PR với áp lực từ doanh số sẽ khiến nhân viên cảm thấy mệt mỏi, chán nản. Thậm chí nếu cấp trên chỉ biết đề ra chỉ tiêu mà không thấu hiểu cho nhân viên thì staff turnover sẽ tăng một cách nhanh chóng.
Nhân viên nào cũng mong muốn sẽ được nhận một mức lương tương xứng với công sức mình bỏ ra trong công việc. Đơn giản là để đáp ứng nhu cầu ăn uống, sinh hoạt hàng ngày một cách đầy đủ nhất. Vì thế, nếu công ty trả lương quá rẻ mạt, cộng với các chế độ đãi ngộ yếu kém thì việc nhân viên nhảy việc sẽ sớm muộn xảy ra mà thôi.
Nếu bạn thấy một bộ phận nào đó các nhân viên lần lượt nghỉ việc thì cần nghĩ ngay đến vấn đề của người quản lý. Nhiều người sẵn sàng bỏ công ty – nơi mong muốn được gắn bó, cống hiến chỉ vì những người quản lý, đứng đầu bộ phận quá tệ.
Muốn nhân viên gắn bó lâu dài thì bạn cần lựa chọn được đúng người ngay từ đầu. Bên cạnh những yêu cầu về chuyên môn, kỹ năng cá nhân thì hãy chia sẻ một số vấn đề về văn hóa công ty để cá nhân ứng viên thấy phù hợp hay không phù hợp với công ty.
Nhìn nhận đúng công sức, đóng góp của mỗi nhân viên. Từ đó có mức độ khen ngợi hợp lý để khích lệ tinh thần, giúp nhân viên làm việc hăng hái và có hiệu quả hơn.
Nhằm giúp nhân viên có thêm kiến thức, kỹ năng làm việc, thúc đẩy sự phát triển của công ty thì cần tổ chức những khóa đào tạo ngắn hạn về chuyên môn. Điều này cũng đồng thời giúp nhân viên giảm bớt áp lực về công việc do đã có thêm kiến thức và kỹ năng cần thiết.
Nghe có vẻ vô lý nhưng việc phỏng vấn các nhân viên sắp nghỉ việc sẽ giúp ích cho công ty rất nhiều trong việc thay đổi các vấn đề đang tồn tại gây ảnh hưởng đến tâm lý cũng như chất lượng làm việc của nhân viên. Không chỉ vậy, nó còn thể hiện sự quan tâm của công ty với nhân viên, dù là bạn đang chuẩn bị nghỉ việc. Nhân viên cũng sẽ thấy thoải mái hơn khi được chia sẻ những khúc mắc trong lòng.
Mong rằng sau khi hiểu được staff turnover là gì cũng như nguyên nhân dẫn đến staff turnover thì bạn sẽ có những thay đổi cũng như lưu ý để lượng nhân viên nghỉ việc nằm trong khả năng kiểm soát, giúp công ty hoạt động vững vàng hơn.
Review Hotel
Trong chuỗi vận hành kinh doanh khách sạn, bộ phận ẩm thực trong khách sạn chắc chắn là bộ phận rất quan trọng. Vậy nên chúng ta cùng tìm hiểu chức năng của bộ phận này qua bài...
Nhắc đến Bến Tre là nhắc đến xứ sở của dừa. Dừa trở thành đặc sản nơi đây. Tuy nhiên bì cuốn Bến Tre chẳng liên quan gì đến dừa. Nhưng món ăn vẫn nổi tiếng, hấp dẫn...
Với thời đại phát triển như hiện nay thì mẫu thùng rác không chỉ là sản phẩm để đựng rác thải, mà chúng đôi khi còn là vật để trang trí, decor cho khu vực nơi chúng được...