Máy sấy công nghiệp là một sản phẩm ứng dụng công nghệ cao vì vậy cách thức sử dụng và vận hành khá đơn giản. Tuy nhiên bất kỳ sản phẩm nào cũng luôn có những vấn đề tiềm ẩn, do đó bạn cần nắm rõ những lưu ý khi sử dụng máy sấy quần áo công nghiệp để đảm bảo an toàn cũng như giúp cho máy vận hành một cách hiệu quả nhất.
Một trong những lưu ý quan trọng nhất khi sử dụng máy sấy quần áo công nghiệp đó chính là dùng đúng công suất quy định. Thông thường mỗi loại máy sấy sẽ có một công suất khác nhau. Do đó trước khi sử dụng bạn cần quan sát trên cửa của máy, ở đây sẽ có đánh dấu mức sấy hiệu quả nhất tương đương với lượng quần áo như thế nào. Sau khi biết được khối lượng quần áo cần thiết thì hãy cho đúng với quy định để máy có thể hoạt động một cách hiệu quả nhất.
Nếu như bạn cho quá ít quần áo so với công suất của máy sẽ khiến cho hoạt động không được tối ưu, từ đó gây tiêu hao nhiều năng lượng và dẫn đến phát sinh nhiều chi phí cho doanh nghiệp, khách sạn hay đơn vị sử dụng.
Nếu cho quá nhiều quần áo so với mức công suất của máy thì sẽ gây ra quá tải lồng sấy khiến thời gian sấy khô bị kéo dài, đồ sấy bị nhăn. Đặc biệt, hậu quả nghiêm trọng nhất về lâu dài đó chính là hư ổ trục, lồng sấy. Những bộ phận này khá phức tạp vì vậy để sửa chữa sẽ tốn rất nhiều chi phí, thời gian và cả công sức.
Cần phân loại quần áo trước khi cho vào máy cũng là một lưu ý vô cùng quan trọng khi sử dụng máy sấy quần áo công nghiệp. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại quần áo khác nhau và cũng có rất nhiều loại vải. Điển hình như vải len, bông, cotton, lông vũ,… trong đó mỗi loại sẽ có một mức độ chịu nhiệt khác nhau. Chính vì vậy để quá trình sấy đạt hiệu quả cao và không gây hư hỏng quần áo thì việc phân loại trước khi sấy đóng vai trò rất quan trọng.
Bất kỳ sản phẩm nào sau một thời gian hoạt động cũng sẽ bám bụi và cần được vệ sinh và máy sấy quần áo cũng vậy. Trong quá trình hoạt động, máy sấy sẽ phải sấy khô những vật dụng như ga trải giường, vỏ gối hay khăn bông. Những sản phẩm này sẽ tạo ra nhiều bụi bông trong quá trình sấy. Chính vì vậy bạn cần vệ sinh lưới lọc thường xuyên để loại bỏ các lớp bụi dính trên lưới, từ đó giúp máy hoạt động hiệu quả hơn và hạn chế những rủi ro tiềm tàng.
Thông thường lưới lọc máy sấy sẽ được vệ sinh định kỳ 1 lần/ngày vào thời điểm cuối ngày khi máy đã hoạt động xong. Nếu như không thực hiện vệ sinh đúng cách và thường xuyên, bụi vải sẽ bám vào lưới lọc và khiến cho không khí nóng sẽ không thể thoát ra ngoài. Từ đó dẫn đến việc điện trở nhiệt bị quá tải gây ra tốn điện và trong nhiều trường hợp có thể bị cháy điện.
Chính vì vậy việc vệ sinh lưới lọc trong máy sấy đóng vai trò rất quan trọng. Bên cạnh đó, người sử dụng cũng nên vệ sinh lồng sấy và các bộ phận bên ngoài máy sấy định kỳ để tăng tuổi thọ và mức độ hiệu quả cho máy.
Máy sấy hoạt động dựa theo nguyên tắc dùng nhiệt để làm khô quần áo. Do đó, mỗi khi máy hoạt động sẽ tỏa ra một lượng nhiệt rất lớn, lượng nhiệt này sẽ được giữ trong lồng sấy để làm khô quần áo trong đó. Sau khi quá trình sấy hoàn thành, người sử dụng sẽ mở cửa lồng sấy để lấy quần áo ra. Tuy nhiên việc mở lồng sấy không đơn giản là chỉ để lấy quần áo mà còn để nhiệt lượng trong lồng được thoát ra ngoài.
Nếu như sau khi sấy xong, cửa lồng sấy không được mở thì nhiệt trong đó sẽ không thể thoát ra ngoài khiến cho lồng sấy nóng lên. Khi lồng sấy quá nóng sẽ rất dễ gây ra hiện tượng chập, cháy. Do đó, việc mở cửa lồng sấy sau mỗi ngày hoạt động là điều vô cùng quan trọng.
Trên đây là những lưu ý quan trọng khi sử dụng máy sấy quần áo công nghiệp. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn sử dụng máy một cách hiệu quả và an toàn nhất.
Trải ga giường là một trong những nghiệp vụ quan trọng giúp khách sạn tạo ấn tượng đẹp với khách hàng. Dưới đây là cách cách trải ga giường phủ khách sạn đúng chuẩn và chi tiết nhất....