KPI là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến hiện nay, đặc biệt là trong lĩnh vực quản trị khách sạn. Vậy thì KPI là gì? Các KPI quan trọng trong khách sạn cần lưu ý gồm những loại nào?
KPI là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Key Performance Indicators có nghĩa là các chỉ số đánh giá hoạt động công việc. KPI cho thấy được hiệu quả hoạt động về kinh doanh của một doanh nghiệp, tổ chức nào đó và đồng thời cũng để đánh giá xem người thực hiện công việc được giao có hoàn thành được mục tiêu đề ra hay không.
Ở mỗi lĩnh vực khác nhau thì người ta sẽ sử dụng các chỉ số KPI khác nhau để đánh giá hiệu quả làm việc.
KPI về công suất phòng được đo lường bằng cách chia tổng số phòng bán được cho tổng số phòng hiện có, rồi nhân với 100. Chỉ số này càng ngày càng tăng sẽ đem lại sự hài lòng cho các chủ đầu tư bởi số lượng phòng bán được ngày càng tối đa.
ADR (Average Daily Rate) là KPI thể hiện giá trung bình của 1 phòng được bán ra trong một ngày cụ thể. ADR được tính bằng cách chia tổng doanh thu từ hoạt động bán phòng cho tổng số phòng bán được.
RevPAR (Revenue Per Available Room) là KPI thể hiện doanh thu thu được trên số phòng hiện có. RevPAR được tính bằng cách lấy tổng doanh thu thu được từ hoạt động bán phòng chia cho tổng số phòng hiện có của khách sạn.
KPI về tỷ lệ hủy phòng được tính bằng cách lấy số lượt đặt phòng bị hủy chia cho tổng số lượt đặt phòng, nhân với 100. Các chủ đầu tư khách sạn luôn muốn chỉ số này càng thấp càng tốt bởi tỷ lệ hủy phòng cao đồng nghĩa với việc doanh thu của khách sạn sụt giảm.
Việc nhận được những đánh giá, xếp hạng cao trên các kênh OTA sẽ là một điểm cộng rất lớn giúp khách sạn nâng cao uy tín, thu hút thêm khách du lịch. Từ đó tỷ lệ bán phòng cũng sẽ tăng cao hơn.
Người xây dựng KPI cho mỗi bộ phận khách sạn thường sẽ là chính trưởng các bộ phận đó. Việc xây dựng KPI của các trưởng bộ phận sẽ được đánh giá, kiểm định lại bởi hội đồng chuyên môn để đảm bảo hiệu quả.
Hệ thống KPI cần được xây dựng dựa trên nhiệm vụ chính của từng bộ phận trong khách sạn. Vì thế, cần xác định rõ ràng các nhiệm vụ này để tránh sai lệch.
Mỗi một nhân viên thì sẽ có một công việc, trách nhiệm cụ thể. Để xây dựng KPI hợp lý và hiệu quả nhất thì cần nắm rõ được nhiệm vụ chính của từng nhân viên.
Sau khi đã nắm rõ được nhiệm vụ của từng bộ phận, từng nhân viên thì cẫn xây dựng một hệ thống KPI phù hợp với chức năng của từng bộ phận đó. Sau đó đánh giá KPI thường là tháng, quý hoặc năm.
Đi cũng với hệ thống KPI là thang điểm đánh giá mức độ hoàn thành công việc. Thang điểm này nên cụ thể để việc đánh giá khách quan hơn.
Theo định kỳ, các KPI sẽ được đánh giá cụ thể với thang điểm rõ ràng để đưa ra nhận xét, thưởng phạt tương ứng. Hoặc có thể thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp hơn với tình hình kinh doanh.
Sau khi hiểu KPI là gì, các KPI quan trọng trong khách sạn cũng như quy trình xây dựng KPI thì mong rằng bạn sẽ lựa chọn cách quản lý thật hiệu quả cho khách sạn của mình.
Review Hotel
Floor Supervisor là vị trí đảm bảo hoạt động và dịch vụ vệ sinh của khách sạn. Ở các khách sạn 4 sao, 5 sao thì nhân viên vị trí này sẽ có nhiều trách nhiệm và công...
Chè Tân Cương hay còn có tên gọi khác là trà Tân Cương đang là thương hiệu trà nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam. Chè Tân Cương không chỉ là một thức uống mà còn là...
Trong thời đại công nghệ 4.0 ngày nay, việc mua sắm trực tuyến đã trở thành một xu hướng không thể phủ nhận. Nó không chỉ tiết kiệm thời gian, tiền bạc mà còn mang lại sự tiện...