Giường ngủ là nơi ta dành thời gian để nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt mỏi và chúng đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Vậy bạn đã bao giờ tự hỏi quy trình để sản xuất bộ chăn ga gối đệm phục vụ giấc ngủ của bạn như thế nào chưa?
Một bộ chăn ga gối đệm tốt sẽ là thứ quyết định giấc ngủ của bạn có chất lượng hay không. Và những bước để có thể hoàn thành một sản phẩm cũng rất cầu kỳ, tỉ mỉ và cần đến sự tâm huyết của người thợ. Hãy đọc bài viết này để nắm được nhiều thông tin hữu ích nhé.
Đây là thao tác đầu tiên trong bất kỳ quy trình may vá nào. Các loại vải dùng để may chăn ga được bảo quản cẩn thận trong những kho vải, hạn chế việc ẩm mốc hay vết cắn của động vật.
Mỗi sản phẩm ra đời sẽ có những kích cỡ khác nhau theo yêu cầu của khách hàng hoặc theo kích thước chung từ 1,6m – 2m. Vì thế, dù may từ những chi tiết nhỏ như vỏ gối cũng sẽ được đo đạc kỹ lưỡng để không lãng phí vải trong quá trình may.
Máy cắt sẽ thực hiện thao tác này để đảm bảo sự chính xác tuyệt đối thay vì cắt thủ công. Miếng vải sẽ được cắt gọn ghẽ, vuông vức mà không có một đường đi lệch nào của mũi dao.
Những mảnh vải sau khi được cắt sẽ được chuyển qua giai đoạn tiếp theo, được thao tác trực tiếp bởi người thợ. Họ sẽ xác định vị trí và đánh dấu hoa văn lên trên tấm vải bằng phấn, giấy bóng mờ và thước đo.
Khi sử dụng giấy bóng mờ, những nét họa tiết sẽ rõ ràng hơn trên tấm vỏ chăn ga gối. Đó như là bản phác họa trên vải để người thực hiện tiếp theo sẽ dựa trên những đường nét đó để thao tác chính xác nhất.
Ở công đoạn này, người thợ thủ công cũng sẽ vẽ những đường phấn như đường ranh giới để thợ may may đúng kích thước đề ra. Công đoạn này rất quan trọng nên tại các xưởng sản xuất chăn ga gối đệm luôn sử dụng bản sao thiết kế vi tính đã được tính toán kỹ lưỡng, xác định bố cục cơ bản của từng sản phẩm.
Tính thẩm mỹ của sản phẩm sẽ được quyết định ở thao tác này. Đây là bước cần đến bàn tay của những người thợ khéo léo làm nên màu sắc họa tiết thêu trên bề mặt vải. Đặc biệt, đây là giai đoạn được thao tác hoàn toàn bằng tay của thợ thêu mà không sử dụng bất cứ công nghệ nào. Những đường nét được thêu trên bề mặt vải phải chặt chẽ, tỉ mỉ và chú trọng đến từng chi tiết nhỏ nhất. Đây cũng là công đoạn chiếm nhiều thời gian nhất, với những hoa văn đơn giản đã có thể mất đến 3-4 tiếng đồng hồ.
Miếng vải sẽ được căng phẳng và cố định trên một khung thêu bằng gỗ, chỉ với cây kim và sợi chỉ, bàn tay của những người thợ sẽ làm nên tác phẩm tuyệt mỹ.
Sau khi đã hoàn thành bước tạo hình và hoa văn màu sắc cho miếng vải thì sẽ được chuyển tới bộ phận may. Đây là bước ghép những tấm vải rời rạc vào thành một sản phẩm có hình dáng rõ ràng, là vỏ chăn, vỏ ga hay vỏ gối. Người thợ may sẽ sử dụng chiếc máy may và lồng ghép các mảnh vải tạo thành một thể thống nhất. Vì là công đoạn may vá cuối cùng nên những người thợ này cũng sẽ may nhãn và tem của hãng vào sản phẩm.
Vì trải qua nhiều công đoạn thi công, qua tay nhiều người và có dấu vết của phấn vẽ nên chăn ga gối sẽ được mang đi giặt trước khi đóng gói. Công đoạn giặt là tuy đơn giản nhưng rất quan trọng, vì trước khi đưa đến tay khách hàng chúng phải đảm bảo sạch sẽ.
Vỏ chăn ga gối sẽ được giặt với nước ấm để diệt sạch vi khuẩn, sử dụng những chất tẩy rửa chuyên dụng, an toàn cho da và sau đó được đem đi phơi khô ở nơi thoáng đãng. Sau đó, sản phẩm sẽ được chuyển đến bộ phận là ủi để làm phẳng, không để lại nếp nhăn.
Tấm vỏ chăn được gấp gọn gàng và sắp xếp theo thứ tự trong những túi đựng hoặc hộp của từng hãng. Những chiếc nhãn dán hoặc logo của thương hiệu sẽ đi kèm trong túi đựng. Vậy là sản phẩm đã sẵn sàng gửi đến khách hàng và hy vọng sẽ nhận được sự hài lòng 100%.
Trên đây là những bước cơ bản nhất để sản xuất chăn ga gối đệm chính hãng. Hy vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích và sẽ tìm được những sản phẩm ưng ý nhé!
Cọc tiêu được xem là dải phân cách an toàn cho các công trình hoặc làn đường. Cần chọn mua cọc tiêu giao thông đúng chuẩn để đảm bảo hiệu quả sử dụng tốt nhất. Nếu bạn đang...