Rác thải nhựa trên biển là các sản phẩm nhựa, mảnh vụn nhựa bị vứt bỏ hoặc thất thoát vào môi trường biển, bao gồm túi ni lông, chai nhựa, lưới đánh cá, bao bì nhựa và vi nhựa. Đây là loại rác có tính chất khó phân hủy, có thể tồn tại trong môi trường hàng trăm năm mà không bị phân hủy hoàn toàn. Khi xâm nhập vào đại dương, rác thải nhựa trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm môi trường biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên và sức khỏe con người. Tình trạng rác thải nhựa biển ngày càng trở nên đáng báo động khi lượng nhựa thải ra đại dương được ước tính lên đến hàng triệu tấn mỗi năm trên toàn cầu.
Hình ảnh rác thải nhựa trên biển
Phần lớn rác thải nhựa trên biển có nguồn gốc từ đất liền, đặc biệt là từ các khu đô thị, khu công nghiệp và khu dân cư ven biển. Các hệ thống thoát nước kém hiệu quả, cùng với việc xử lý rác không đúng quy trình, dẫn đến việc rác thải nhựa bị cuốn trôi ra sông ngòi và cuối cùng đổ ra biển. Ngoài ra, các hoạt động du lịch, sinh hoạt hàng ngày của người dân, và sự thiếu ý thức trong việc vứt rác cũng làm gia tăng khối lượng rác thải nhựa đổ ra đại dương. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến rác thải nhựa trên biển ngày càng gia tăng một cách nhanh chóng.
Rác thải nhựa trên biển
Bên cạnh nguồn từ đất liền, các hoạt động kinh tế diễn ra trực tiếp trên biển như đánh bắt thủy sản, vận chuyển hàng hải, khai thác dầu khí và du lịch biển cũng góp phần không nhỏ vào ô nhiễm rác thải nhựa. Lưới đánh cá bị bỏ lại, các vật dụng nhựa phục vụ sinh hoạt trên tàu thuyền, hay rác từ các tàu du lịch bị thải trực tiếp xuống biển là những ví dụ điển hình. Việc không có các quy định xử lý rác thải nghiêm ngặt và hệ thống thu gom trên biển còn yếu kém càng khiến tình trạng này trở nên trầm trọng hơn.
Hoạt động giao thông, đánh bắt thủy sản trên biển cũng góp phần vào việc ô nhiễm môi trường biển
Một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến ô nhiễm rác thải nhựa biển là thói quen tiêu dùng nhựa một lần và nhận thức kém về môi trường của người dân. Rất nhiều người vẫn chưa ý thức được tác hại lâu dài của nhựa đối với môi trường, dẫn đến hành vi xả rác bừa bãi, đặc biệt ở các khu vực ven biển. Ngoài ra, việc lạm dụng các sản phẩm nhựa tiện lợi trong sinh hoạt hàng ngày cũng làm gia tăng lượng rác thải không thể kiểm soát.
Thói quen và ý thức của con người là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất với môi trường
Rác thải nhựa là mối đe dọa lớn đối với sinh vật biển. Nhiều loài động vật như rùa biển, cá voi, cá heo, hải cẩu và các loài chim biển thường nhầm lẫn rác nhựa với thức ăn, dẫn đến việc chúng nuốt phải nhựa và tử vong do tắc nghẽn hệ tiêu hóa. Ngoài ra, việc mắc kẹt trong lưới nhựa hay túi ni lông cũng khiến nhiều sinh vật bị thương hoặc chết ngạt. Những tác động này không chỉ ảnh hưởng đến số lượng cá thể mà còn đe dọa đến sự tồn tại của các loài quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng.
Rác thải nhựa trên biển gây hại cho các sinh vật biển
Rác thải nhựa không chỉ gây hại cho từng loài sinh vật mà còn phá vỡ cấu trúc của hệ sinh thái biển. Khi các loài sinh vật bị tiêu diệt hàng loạt, chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái bị đứt gãy, ảnh hưởng đến toàn bộ mạng lưới sinh học. Ngoài ra, các rạn san hô – môi trường sống của hàng nghìn loài sinh vật biển – cũng bị hủy hoại do bị phủ kín bởi rác nhựa, gây ra hiện tượng “chết trắng” san hô nghiêm trọng.
Rác thải nhựa trên biển ảnh hưởng đến động vật và hệ sinh thái biển
Khi các sản phẩm nhựa bị phân rã trong môi trường biển, chúng tạo ra các hạt vi nhựa siêu nhỏ. Những hạt này có thể bị sinh vật phù du hấp thụ và lan truyền qua chuỗi thức ăn đến các loài lớn hơn, bao gồm cả con người. Vi nhựa không chỉ khó phân hủy mà còn mang theo các hóa chất độc hại, gây nguy hiểm cho sức khỏe của sinh vật và cả người tiêu dùng cuối cùng trong chuỗi thực phẩm.
Để lại hâu quả to lớn cho môi trường sau này
Ngành kinh tế biển, bao gồm du lịch, thủy sản và vận tải biển, cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực từ ô nhiễm rác thải nhựa. Hình ảnh bãi biển ngập rác làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên, khiến du lịch sụt giảm. Ngư dân bị thiệt hại khi cá tôm giảm sút và thiết bị đánh bắt bị hỏng do rác thải nhựa. Chi phí để thu gom, xử lý rác và phục hồi môi trường cũng trở thành gánh nặng kinh tế không nhỏ đối với chính quyền và doanh nghiệp.
Kinh tế, du lịch chậm phát triển
Rác thải nhựa, đặc biệt là vi nhựa, đã được phát hiện trong nước uống, hải sản và thậm chí trong không khí. Việc con người tiêu thụ thực phẩm có chứa vi nhựa có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như rối loạn nội tiết, ung thư, và các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh và hô hấp. Tuy chưa có kết luận dứt khoát, nhưng các nghiên cứu cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa vi nhựa và các nguy cơ sức khỏe đáng lo ngại.
Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chính bạn
Tại Việt Nam, ô nhiễm rác thải nhựa biển đang ở mức báo động. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, Việt Nam là một trong những quốc gia thải nhựa ra biển nhiều nhất thế giới. Các khu vực ven biển như Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Nẵng, Cửa Lò… thường xuyên ghi nhận lượng rác nhựa lớn trôi dạt vào bờ. Các khu nuôi trồng thủy sản và chợ hải sản ven biển cũng là nguồn phát sinh rác thải đáng kể. Sự thiếu hụt trong quản lý, hạ tầng thu gom kém và ý thức người dân chưa cao đã khiến vấn đề ngày càng khó kiểm soát.
Rác thải nhựa trên bãi biển
Việc giảm thiểu rác thải nhựa từ đất liền là biện pháp quan trọng hàng đầu. Cần thúc đẩy chính sách hạn chế sử dụng nhựa dùng một lần, khuyến khích sử dụng vật liệu thay thế thân thiện với môi trường. Đồng thời, xây dựng hệ thống thu gom và xử lý rác hiệu quả tại các khu đô thị và vùng ven biển sẽ giúp ngăn chặn rác thải nhựa trôi ra sông, suối và đổ ra biển.
Xây dựng hệ thống nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường
Cần tổ chức các chiến dịch làm sạch biển định kỳ với sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp và tổ chức xã hội. Song song đó, đầu tư vào công nghệ thu gom và tái chế rác thải nhựa tại các cảng cá, khu nuôi trồng thủy sản và điểm du lịch ven biển cũng là giải pháp lâu dài để hạn chế ô nhiễm.
Thu gom, phân loại rác thải trên các bãi biển cũng là 1 giải pháp tuyên truyền ý thức hiệu quả
Poliva thương hiệu chuyên cung cấp các sản phẩm thiết bị vệ sinh môi trường, thùng rác phân loại. Tham khảo 1 số mẫu thùng rác phân loại giúp bạn phân loại rác tại nguồn, góp phần bảo vệ môi trường.
Cuối cùng, nâng cao nhận thức của người dân là yếu tố then chốt. Cần đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của rác thải nhựa và khuyến khích thay đổi thói quen tiêu dùng. Các trường học, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp nên được khuyến khích tham gia vào các chương trình giáo dục môi trường và hành động vì biển xanh, sạch, đẹp.
Giáo dục, nâng cao ý thức cộng đồng là biện pháp thiết yếu nhất
Máy sấy tóc có được mang lên máy bay không là thắc mắc của rất nhiều người trước khi đi du lịch bằng đường hàng không. Đừng quá lo lắng, câu trả lời sẽ có ngay sau đây....