Bạn muốn kinh doanh nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Muốn kinh doanh cần những gì? Đây chắc chắn là những câu hỏi của các bạn đang muốn làm giàu bằng khởi nghiệp kinh doanh. Và bài viết dưới đây sẽ trả lời cho những câu hỏi trên.
Vậy kiến thức cần có để kinh doanh là gì?
Ít nhất bạn nên có những kiến thức cơ bản dưới đây để mang lại động lực cho hoạt động kinh doanh của bạn.
Muốn kinh doanh cần có cơ sở kiến thức
Vốn rất quan trọng để khởi nghiệp kinh doanh. Để có thể phục hồi sau mỗi lần thất bại do nợ nần, bạn thường sẽ mất tới hàng năm trời. Ngoài ra, bạn sẽ đưa ra rất nhiều quyết định sai lầm nếu trong đầu bạn tràn ngập suy nghĩ về nợ nần. Đủ vốn để sống tự do 1 năm sẽ cho bạn lựa chọn, tầm nhìn rộng mở và thời gian để sáng tạo.
Đối với những người đã có gia đình hoặc đã có việc làm ổn định có thể áp dụng kế hoạch lấy ngắn nuôi dài để duy trì mô hình starup của bạn. Nhưng hầu hết mọi người đều không có được sự thuận lợi đó. Vì thế, trước khi bắt đầu kinh doanh, bạn nên có một khoản tiền dành dụm, đủ nuôi sống bạn và giúp bạn yên tâm tập trung cho công việc.
Nhân sự chắc chắn là phải có nhưng với những người khởi nghiệp kinh doanh nhỏ không có nhiều tiền thì thuê ai, thuê cái gì về làm việc để nhanh giàu và thành công? Có người không cần thuê nhân viên mà tự làm một mình và khi đến một thời điểm đủ mạnh, đủ lớn họ mới thuê một vài người về phụ giúp.
Mà khi doanh nghiệp đủ mạnh, đủ sức để thuê nhân viên thì nó chuyển qua một giai đoạn mới chứ không phải là một chủ thể kinh doanh trong giai đoạn đầu nữa.
Tuyển thêm nhân viên nếu cần và tiếp đối tác kinh doanh
Marketing rất quan trọng trong quá trình khởi nghiệp kinh doanh của các bạn. Nhiều người khi bắt đầu bắt tay vào làm mọi thứ nhưng lại không nghĩ đến việc làm sao để có thể đưa hàng hóa và dịch vụ của mình đến khách hàng. Và kết quả là bạn mất rất nhiều thời gian để tìm hướng đi và doanh nghiệp của bạn lại duy trì hoạt động không hiệu quả.
Để bảo đảm chuẩn bị tốt nhất khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh bạn còn cần phải nghiên cứu thị trường, xác định khách hàng mục tiêu. Bạn có thể tìm hiểu thông tin về khách hàng mục tiêu bằng nhiều cách: Lập profile điển hình của khách hàng, trả lời các câu hỏi vì sao họ lại mua sản phẩm của bạn? Động lực khiến họ mua hàng là gì?…
Ngoài ra, trước khi khởi nghiệp kinh doanh bạn cũng cần nghiên cứu học hỏi từ đối thủ cạnh tranh. Việc này giúp bạn tránh đi vào những vết xe đổ của họ và tìm được hướng đi mới khi thật sự bước vào hành trình khởi nghiệp. Hãy làm việc này một cách cẩn thận, tỉ mỉ, ghi chép cụ thể để rút ra các bài học kinh nghiệm cho bản thân.
Muốn kinh doanh cần xác định rõ thị trường và khách hàng mục tiêu
Đầu tiên phải trả lời câu hỏi các câu hỏi : Muốn kinh doanh cần những gì và liệu mô hình kinh doanh buôn bán nhỏ có cạnh tranh được với mô hình kinh doanh lớn?
Với mỗi một mô hình kinh doanh, chúng ta sẽ có những phân đoạn thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu khác nhau hoặc cũng có thể là cùng phân đoạn thị trường và đối tượng khách hàng. Nếu hỏi mô hình kinh doanh nhỏ có cạnh tranh được với mô hình kinh doanh lớn không? Thì câu trả lời sẽ là có, có ở việc có thể cạnh tranh về giá, và khả năng tiếp cận khách hàng. Câu trả lời cũng có thể là không, không ở việc mô hình kinh doanh lớn có đầu từ quy mô cơ sở vật chất đến chất lượng sản phẩm. Nếu khách hàng quan tâm đến chất lượng của sản phẩm và không ngại việc chi tiền để được sử dụng sản phẩm tốt thì mô hình kinh doanh vốn nhỏ khó có thể cạnh tranh được.
Chúng ta luôn mặc định: mô hình kinh doanh vốn lớn có nhiều lợi thế hơn để thành công. Nhưng chúng ta lại không đủ vốn để đầu tư lớn và mở rộng mô hình kinh doanh. Vậy với số vốn nhỏ đấy, làm sao để bạn có thể cạnh tranh với mô hình kinh doanh lớn? Dưới đây sẽ là câu trả lời
Trước khi kinh doanh, bạn cần nghiên cứu và tìm hiểu thị trường thật kĩ lưỡng, chính xác để có thể lên những ý tưởng và xây dựng kế hoạch cụ thể, tăng xác xuất thành công hơn.
Không nên chỉ nhìn nhận và đánh giá một cách chủ quan bằng việc quan sát hay hỏi thăm những người xung quanh để định lượng mức độ thành công của bạn khi kinh doanh ở thị trường này là bao nhiêu. Cần tìm hiểu, thống kê và phân tích một cách cụ thể để có được tầm nhìn bao quát nhất về sản phẩm, về thị trường, đối thủ, và các lợi thế cạnh tranh bạn dự tính trên thị trường này.
Sau khi xác định được thị trường, bạn sẽ đi vào tìm hiểu và thống kê nhu cầu khách hàng ở đây như thế nào, có nhu cầu sử dụng các sản phẩm của bạn thường xuyên hay không? Họ có thành công không? Và mức giá bao nhiêu là phù hợp với đối tượng khách hàng ở đây? Với những điều kiện như vậy thì trong bao lâu bạn sẽ hoàn lại vốn? … Từ những phân tích đánh giá bạn thu được, bạn sẽ lên kế hoạch cụ thể để tạo lợi thế cạnh tranh của mình với đối thủ trong thị trường.
Đánh giá thị trường và lập kế hoạch kinh doanh
Đối tượng khách hàng của những mô hình kinh doanh buôn bán nhỏ chủ yếu hướng đến là những người có thu nhập thấp và trung bình.
Với đối tượng khách hàng là những người có thu nhập thấp hoặc trung bình, bạn cần nghiên cứu kỹ nhu cầu của khách hàng này chủ yếu hướng đến những sản phẩm gì? Giá thành là bao nhiêu thì phù hợp? Và chất lượng như thế nào là ổn để đảm bảo bạn vẫn thu được lợi nhuận và khách hàng vẫn cảm thấy thỏa mãn.
Với những đối tượng khách hàng này, họ mong muốn được sử dụng những sản phẩm, dịch vụ rẻ nhưng chất lượng vẫn đảm bảo, vẫn chấp nhận được. Thường chủ yếu về các mặt hàng quần áo, ăn uống, đồ sinh hoạt hằng ngày…
Với số vốn nhỏ, bạn cũng có thể bắt đầu học cách kinh doanh buôn bán một số sản phẩm đại trà và được nhiều người kinh doanh như đồ ăn vặt, quần áo rẻ, phụ kiện, linh kiện rẻ,…. Nhưng với những sản phẩm loại này, dù nhu cầu khách hàng cao nhưng với tính đại trà, đã được nhiều người kinh doanh thì bạn chỉ thu được 1,5 đến 2 lần so với số vốn ban đầu bỏ ra.
Còn nếu kinh doanh buôn bán sản phẩm mới, độc đáo hơn thì bạn có thể sẽ thu được 10 lần so với số vốn ban đầu. Vậy làm sao để không theo lối mòn của những người đi trước? Sản phẩm như thế nào là độc đáo để thu hút khách hàng và mang lại siêu lợi nhuận?
Nếu chúng ta đã nghĩ ra một ý tưởng kinh doanh sản phẩm độc đáo nào đó thì quá tốt rồi. Nhưng nếu không nghĩ ra, và bạn vẫn muốn kinh doanh những sản phẩm như đồ ăn, quần áo, phụ kiện… vậy thì bạn nên dành thời gian để suy nghĩ và cải tiến những sản phẩm cũ đấy khiến chúng mới hơn.
Ví dụ như với đồ ăn vặt: vẫn là những nguyên liệu đó, bạn có thể tìm cách chế biến khác ngon hơn, hoặc mix thêm một số nguyên liệu khác nữa để tạo điểm độc đáo, khác lạ cho món ăn của mình. Thay vì kinh doanh trong cửa tiệm, bạn có thể kinh doanh trên một xe đẩy hàng, để thu hút khách, bạn có thể mặc trang phục mascot nhằm tạo không khí vui vẻ, thích thú cho khách hàng.
Cần xác định sản phẩm kinh doanh
Với sự phát triển của các trang mạng xã hội, internet như hiện nay, việc bán hàng online không còn quá xa lạ mà đã trở nên rất phổ biến, được nhiều người tận dụng, khai thác để kinh doanh kiếm lời.
Với chi phí bỏ ra ít hơn so với việc kinh doanh trực tiếp nhưng lợi nhuận thu về đáng kể nếu kinh doanh thành công, đây là một hình thức kinh doanh được rất nhiều người ưa chuộng.
Kinh doanh online, bạn sẽ không phải bỏ chi phí để thuê mặt bằng, chi phí thuê nhân viên. Các chi phí sinh hoạt như điện nước hằng ngày được giảm bớt, trang thiết bị cần để kinh doanh cũng được lược bớt đi. Như vậy, bạn đã tiết kiệm được một số tiền ban đầu, và dành nó vào đầu tư vào kinh doanh sản phẩm.
Hiện tại, lượng người truy cập vào các trang mạng xã hội như facebook, zalo, instagram… rất nhiều, thị trường lớn và dễ dàng tiếp cận với khách hàng qua quảng cáo. Bán hàng online không cần mở cửa hàng cũng bán được, không cần nhập quá nhiều hàng hóa nên bạn không cần phải bỏ một số vốn lớn vào thời gian đầu.
Kinh doanh buôn bán qua nền tảng Facebook
Tuy nhiên, ngoài cơ hội thì bạn cũng phải lường trước những rủi ro như: Không thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên bạn không thể nắm bắt được tính cách hay tâm lý khách hàng để tư vấn và thu hút khách hàng hơn. Sẽ có rất nhiều người cũng với số vốn nhỏ và muốn kinh doanh online như bạn. Vì thế bạn sẽ phải cạnh tranh về giá, về chất lượng sản phẩm, khâu vận chuyển,… Bán được hàng hay không sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào cách thức bạn trình bày, quảng cáo và sản phẩm của bạn có thật sự thu hút khách hàng hay không.
Ngoài ra, kinh doanh online bạn sẽ phải đối mặt với việc có một lượng khách hàng ảo làm xáo trộn, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. Để hạn chế lượng khách hàng ảo, bạn có thể thực hiện thanh toán trước 10%, 20% hoặc 30% giá trị đơn hàng để chắc chắn khách hàng sẽ nhận hàng khi giao tới. Tuy nhiên phương pháp này khiến các khách hàng lẻ cảm thấy phiền phức và không thoải mái khi phải thanh toán trước. Cách thức này thường được áp dụng cho những đơn hàng lớn, mua sản phẩm với số lượng nhiều.
Để vẫn thu hút và giữ chân khách hàng, bạn phải luôn cải thiện dịch vụ cũng như cách thức chăm sóc khách hàng của mình.
Bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi Muốn kinh doanh cần những gì? Hy vọng nó có thể giúp bạn có những ý tưởng và giải pháp tốt nhất cho hoạt động kinh doanh sau này.
Không gian phòng nghỉ đang là một vấn đề được nhiều khách sạn quan tâm. Họ muốn biến từng căn phòng thành nơi tuyệt vời cho mỗi khách hàng. Chính vì vậy, thảm trải sàn là một sản...