Hiếm ai có dịp đặt chân đến Đà Nẵng mà không nghe đến đặc sản bánh khô mè nơi đây. Vậy điều gì khiến đặc sản này được lòng du khách đến vậy. Hãy cùng khám phá trong bài viết này nhé!
Nhiều người cho rằng bánh khô mè khá giống với mè xửng của Huế. Tuy nhiên phải có dịp thưởng thức các bạn mới có thể cảm nhận hương vị đặc trưng khác biệt của loại bánh này. Bánh được miêu tả bằng vị bùi của bột nếp, thơm của mè rang, ngọt thanh của đường thắng. Đôi lúc còn xen lẫn cả cái cay nhẹ của những lát gừng và quế Trà My. Chỉ bấy nhiêu đó nguyên liệu mà hoà quyện thành chiếc bánh trọn cả sắc lẫn vị.
Bánh được chọn làm món quà phương xa không chỉ nhờ hương vị mà còn vì vẻ ngoài rất thân thiện và lịch sự. Bánh khô mè thường được đóng gói rất cẩn thận và đẹp mắt, thích hợp dùng cho biếu tặng. Ngày nay các cơ sở chế biến không ngừng cải tiến để bánh có thể bảo quản được lâu. Nếu bảo quản tốt, bánh có thể để được từ 5 đến 6 tháng.
Quận Cẩm Lệ thuộc thành phố Đà Nẵng nổi tiếng là nơi lưu giữ được công thức làm ra món bánh khô mè truyền thống. Nguyên liệu để tạo ra món đặc sản này gồm gạo nếp ngon, đường kính, mè rang, gừng tươi và bột quế.
Đầu tiên, gạo nếp sau khi được vo sạch và để ráo nước sẽ được xay thành bột mịn. Tiếp đến thêm vào bột gạo nếp một lượng nước vừa đủ sao cho bột kết dính lại. Đổ bộp nếp vào các khuôn vuông đã có sẵn và hấp cách thuỷ trong thời gian 5 phút.
Sau công đoạn hấp là công đoạn nướng bánh. Bánh khô mè có ngon hay không là ở bước này. Bánh muốn thơm ngon phải trải qua 2 lần lửa với nhiệt độ khác nhau. Ở lần đầu tiên bánh đòi hỏi phải được nướng bằng lửa lớn trong vòng 10 phút. Nướng bánh ở nhiệt độ cao sẽ giúp các mặt của bánh khô đều. Tiếp đến người đầu bếp phải giảm bớt nhiệt độ lò lửa và nướng thêm từ 10 đến 15 phút. Nhiệt độ lần này sẽ quyết định đến độ giòn xốp của bánh.
Một bước quan trọng không kém trong quá trình làm bánh là thắng nước đường. Đường được đun ở nhiệt độ cao cho đến khi dẻo và sánh là đạt yêu cầu. Tiếp đó thêm gừng tươi giã nhuyễn vào nước đường đang sôi để tạo vị cay nồng đặc trưng. Phần bột nếp sẽ được áo một lớp nước đường sau đó lăn qua một lớp mè rang. Cuối cùng bánh được đóng gói trong các tấm giấy kính nhỏ để tránh tiếp xúc với không khí.
Bánh thành phẩm phải đạt được màu vàng óng đặc trưng và độ giòn xốp nhất định. Bánh phải có mùi thơm của mè rang, hơi nồng của bột quế và gừng tươi. Khi ăn phải cảm nhận được vị ngọt thanh của đường thắng, cái bùi béo của bột nếp.
Bánh khô mè là thức quà đặc sản đã quá quen thuộc với người Đà Nẵng. Do đó không khó để tìm thấy thứ bánh này tại các hàng quán hay chợ dân sinh. Tuy nhiên người ta vẫn có thói quen chọn mua bánh ngay tại lò trực tiếp sản xuất.
Tại quận Cẩm Lệ có không ít lò bánh khô mè nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến Bà Liễu. Bà Liễu nổi tiếng nhờ hương vị gia truyền với các loại bánh mè đen, mè trắng và khô nổ.
Cơ sở sản xuất của Bà Liễu nằm tại 200/1 Ông Ích Đường, quận Cẩm Lệ. Bạn cũng có thể ghé thăm cửa hàng Bà Liễu tại số 36 Nguyễn Thi Minh Khai, quận Hải Châu.
Bánh khô mè Đà Nẵng là món ăn dân dã nhưng luôn khiến người thưởng thức phải mê mẩn. Điều khiến đặc sản này được lòng du khách không gì khác ngoài hương vị thơm ngon và lạ miệng. Vì vậy bánh trở thành món quà không thể thiếu trong hành trang du khách khi rời thành phố này. Nếu có dịp ghé thăm thành phố xinh đẹp này thì đừng bỏ qua thức quà ngọt ngào này bạn nhé!
Poliva.vn – Đại lý chuyên phân phối các loại thiết bị khách sạn như: mua xích đu ở hà nội, ghế hồ bơi giá rẻ, ô dù ngoài trời thanh lý, báo giá đồ amenities,…cao cấp, giá rẻ, uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Tất cả sản phảm do Poliva cung cấp đều là hàng nhập khẩu mang thương hiệu Poliva cao cấp, vì vậy bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm tại công ty chúng tôi. Quý khách có nhu cầu mua hàng xin liên hệ 096.849.8888 để được hỗ trợ và báo giá chi tiết nhất về sản phẩm bạn mong muốn.
Gờ giảm tốc độ được xem là giải pháp kiểm soát tình trạng phóng nhanh, vượt ẩu hiệu quả. Vậy các quy định về gờ giảm tốc như tiêu chuẩn thiết kế và lắp đặt gờ giảm tốc...