Ai đã đến với Đồng Quan chắc chắn không thể bỏ qua món bánh đúc. Món quà quê đơn giản, bình dị thôi những cũng đủ để lôi cuốn du khách muốn quay lại nơi đây.
Thôn Đồng Quan nằm bên dòng sông Thương thơ mộng từ lâu được nhiều người biết đến với đặc sản bánh đúc. Loại bánh mộc mạc nhưng chứa đựng cái hồn của vùng đất Kinh Bắc xưa.
Trải qua bao nhiêu thế hệ món bánh này được lưu truyền vẫn giữ nguyên được hương vị truyền thống. Với ai đó bánh đúc tưởng chừng đã quá quen thuộc, nhưng khi ăn bánh của Đồng Quan chắc chắn khiến mê mẩn. Miếng bánh thơm, giòn, béo bùi của lạc sẽ dai dẳng mãi trong tâm trí của bạn.
Về Kinh Bắc xưa thưởng thức bánh đúc Đồng Quan
Món quà quê của người dân Đồng Quan không có cầu kỳ hay đòi hỏi nhiều nguyên liệu. Chỉ với gạo tẻ, nước vôi trong, lạc là đã có được món bánh đặc sản rồi. Nhưng mỗi chiếc bánh đúc làm ra là cả tâm huyết, kinh nghiệm chắt chiu của người dân nơi đây. Vì thế nó mang hương vị riêng, độc đáo không giống bánh của những vùng miền khác.
Với người dân nơi đây họ có cho mình bí quyết riêng để làm nên thương hiệu bánh có được tên tuổi như hiện nay. Miếng bánh nhàn nhạt, thanh thanh, phảng phất chút vôi nồng nhẹ, cùng vị béo ngậy của lạc. Nước chấm cũng mang đặc điểm riêng chỉ nơi đây mới có. Đó là cách để người Đồng Quan níu chân khách trở lại khi đã thưởng thức món ăn này.
Gạo tẻ và nước vôi trong là 2 nguyên liệu chính cho món ăn này. Gạo để làm bánh phải là gạo ngon được ngâm 3 ngày 3 đêm, được thay nước hàng ngày. Khi bóp gạo nhẹ bằng tay thấy gạo nát ra là có thể làm được. Vôi cục được nướng lên rồi hòa với nước. Sau đó gạn phần nước vôi trong rồi hòa với bột gạo.
Khi mọi thứ đã được chuẩn bị xong công đoạn nấu và quấy bánh sẽ quyết định độ giòn, thơm của bánh. Để có được mẻ bánh ngon người quấy bánh phải thực sự khéo léo, nhanh tay. Nồi bánh được khuấy liên tục để bột không bị vón cục.
Về Kinh Bắc xưa thưởng thức bánh đúc Đồng Quan
Trong quá trình quấy bánh cũng cần điều chỉnh lửa cho hợp lý để bánh không bị khê. Với kinh nghiệm của mình người thợ làm bánh sẽ biết khi nào bánh gần được để tắt lửa, đậy vùng, om trên bếp một lúc. Khi bánh đã được sẽ cho lạc rang vào khuấy đều để các nguyên liệu được quyện lẫn vào nhau.
Bánh đúc mang đi bán sẽ được người nấu đổ vào từng bát nhỏ có thể xâu lạt được. Nếu muốn làm khuôn bánh to hơn, có thể đổ ra mẹt phía dưới lót lá chuối. Từng miếng bánh đúc sắt ra chấm với nước tương bần được kỳ công pha chế là có thể thưởng thức rồi.
Nhìn những tấm bánh đúc trắng ngần chắc chắn sẽ thôi thúc bạn muốn thử. Cắn một miếng bánh giòn sần sật với vị thơm của gạo, hơi chút nồng của vôi, vị béo của lạc sao lại thú vị đến thế.
Đến mỗi vùng khác nhau bạn sẽ thấy một hương vị bánh đúc khác nhau. Bởi cách chế biến và nước chấm bánh được làm khác nhau. Có thể chấm bánh đúc với mắm tôm, tương bần, mật mía…
Về Kinh Bắc xưa thưởng thức bánh đúc Đồng Quan
Riêng với bánh đúc Đồng Quan nước chấm ở đây được sử dụng là tương bần. Tương bần được người bán pha chế tỉ mỉ với công thức chỉ có họ mới biết. Chấm miếng bánh đúc với nước tương bần bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt với món bánh đúc khác đã được thưởng thức.
Sự hòa quyện thanh mát của bánh, mùi vôi nồng nhẹ, vị thơm dễ chịu của tương bần sẽ hằn sâu trong trí nhớ của bạn về món quà quê này.
Bạn chưa từng thử bánh đúc Đồng Quan hãy tự thưởng cho mình một chuyến đi đến nơi đây. Chắc chắn chuyến đi này sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị.
Ngoài những bài viết hay về du lịch , ẩm thực,…Poliva còn chính là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp đồ dùng nhà hàng khách sạn cao cấp giá rẻ nhất trên toàn quốc. Với hơn 10 năm kinh nghiệp trong nghề, chúng tôi sẽ đem đến cho các bạn những sản phẩm với chất lượng tốt nhất như: xích đu sân vườn giá rẻ, thanh lý ghế hồ bơi, báo giá ô dù ngoài trời, đồ dùng 1 lần cho khách sạn,…Quý khách có nhu cầu mua hàng xin liên hệ 096.849.8888 để chọn được những sản phầm mà bạn ưng ý nhất.
Bạn phải biết nếu mắc một trong các sai lầm khi sử dụng khăn tắm dưới đây: dùng khăn lâu ngày không vệ sinh, dùng chung khăn, sử dụng khăn giá rẻ kém chất lượng… chắc chắn sẽ...