Khi nhắc đến đặc sản ẩm thực của vùng đất Đà Lạt, chắc chắn không thể không kể đến món bánh căn nức tiếng. Bánh căn Đà Lạt ngon bởi hương vị dân dã, bình dị của nơi đây. Được thưởng thức bánh căn trong tiết trời se se thì còn gì tuyệt vời hơn.
Gọi là bánh căn Đà Lạt nhưng nguồn gốc thực sự của món này lại không phải từ Đà Lạt. Nguồn gốc chính của món ăn này lại là từ miền Trung nước ta, đặc biệt là Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận. Điều đặc biệt là từ khi du nhập vào vùng đất Đà Lạt này, món bánh này đột nhiên trở nên đặc biệt và đầy màu sắc hơn bao giờ hết. Chính vì lẽ đó mà món bánh này trở thành một món ăn nức tiếng không thể không thử khi tới nơi đây. Du khách tới nơi đây thưởng thức món bánh này đều tấm tắc khen ngon và tự hứa rằng sẽ phải quay lại Đà Lạt lần nữa.
Để làm được những chiếc bánh căn chuẩn vị nhất thì không thể thiếu thành phần chính là bột gạo xay nhuyễn. Điều đặc biệt là không phải nơi đâu cũng có thể làm được những chiếc bánh căn giống nhau. Bởi mỗi hàng, mỗi người lại có phương pháp xay bột gạo khác nhau. Do đó, độ láng mịn của bột gạo cũng khác nhau. Dù công thức xay bột khác nhau nhưng vẫn phải tuân theo quy tắc ở khâu ngâm bột gạo qua đêm.
Sau đó, phần bột gạo đã ngâm qua đêm sẽ được đem đi xay cho thật nhuyễn rồi trộn với cơm nguội. Bánh căn được đánh giá là ngon khi khâu làm bột đạt chất lượng và đạt chuẩn quy tắc. Bột gạo sau khi được đánh phải mềm bên trong, giòn bên ngoài vỏ, không quá sượng và cũng không bị bột và nhỏ quá.
Sau khi đã xong bước xay nhuyễn nguyên liệu, cần một chiếc lò đặc biệt để đổ bánh. Chiếc lò này đặc biệt ở chỗ, trên lò thường có 10 đến 15 lỗ, mỗi lỗ rộng khoảng 5cm. Đổ bột gạo đã xay nhuyễn vào khuôn làm bằng đất nung. Tiếp đến, đậy nắp lại rồi đợi 2-3 phút. Khi thấy mặt bánh rỗ, mùi bột bánh cháy xém xuất hiện là đã hoàn thành được một mẻ bánh căn rồi.
Bánh căn thường được ăn kèm với giá đỗ, chả cá, xíu mại, lạc rang, trứng luộc,… để tăng thêm hương vị độc đáo và dân dã.
Người ta thường thưởng thức bánh căn với nước mắm giã, nước cá kho, nước sốt cà và nước mắm nêm. Nhưng phổ biến và ngon nhất phải kể đến mắm giã (mắm nước) và mắm nêm. Vị mặn mặn của mắm pha chung với vị ngọt của đường góp phần tạo nên món bánh căn bình dị mà rất dân dã. Mắm nêm bao gồm đường, mắm, mắm nêm và dứa được vắt lấy nước. Do đó, nếu bạn là người ưa thích khẩu vị chua chua thì hãy thử mắm nêm để ăn bánh căn nhé.
Ngoài ra, tuỳ vào khẩu vị mà có thể thêm một chút rau thơm đập dập, thái nhỏ vào bát nước chấm. Mùi thơm của bột gạo hoà quyện với vị nồng, ngọt và chua chua của mắm nêm đã tạo nên những chiếc bánh căn nức tiếng một phương. Ngoài ra, các bạn có thể thử cho hành tươi phi vào bát nước chấm để tăng thêm độ thơm và hăng khi ăn.
Vì bánh căn khá nóng nên hợp với khí trời mát mẻ, đôi lúc se se của Đà Lạt. Có lẽ cũng vì thế mà người dân Đà Lạt thường dậy sớm để thưởng thức những chiếc bánh nóng hổi, khi mà hơi sương còn đậm, tiết trời còn se se lạnh. Đến Đà Lạt, trong một buổi sáng sớm khi tiết trời còn lạnh, thưởng thức món bánh căn nóng hổi, thơm ngon cùng bát nước chấm chua ngọt thì còn gì thú vị hơn. Bên cạnh đó, du khách có thể lựa chọn thưởng thức bánh căn như điểm tâm buổi sáng, hoặc là một bữa ăn nhẹ vào chiều tối, khi hoàng hôn buông xuống cùng sương mù che phủ.
Đặt chân tới vùng đất se lạnh này, không thưởng thức món bánh căn thì quả là một thiếu sót lớn trong chuyến đi. Bánh căn mang theo linh hồn của người dân nơi đây mà không nơi nào có thể có được.
Poliva – Địa chỉ hàng đầu tại Việt Nam chuyên nhập khẩu và phân phối các loại thiết bị khách sạn như: xích đu sắt giá rẻ, ghế hồ bơi tại sài gòn, ô dù ngoài trời thanh lý, đồ amenities khách sạn giá rẻ…cao cấp giá rẻ nhất trên toàn quốc. Quý khách có nhu cầu mua các loại thiết bị khách sạn Poliva xin liên hệ 096.849.8888 để chọn được những sản phẩm mà bạn ứng ý nhất.
Nệm bị ướt nhiều lần chính là nguyên dẫn đến tình trạng ẩm mốc và suy giảm tuổi thọ sẩn phẩm. Vậy phải xử lý sao khi nệm bị thấm nước hay trẻ nhỏ tè dầm? Hãy dừng...