Có thể nói, rượu là một loại hàng hóa bị hạn chế kinh doanh đến mức tối đa trên thị trường. Vì vậy mà những điều kiện cần thiết để một cá nhân hay doanh nghiệp có thể xin được cấp giấy phép kinh doanh cũng rất nghiêm ngặt. Vậy, có những loại giấy phép kinh doanh rượu nào? Những điều kiện và thủ tục để xin cấp giấy phép kinh doanh ra sao? Hãy cùng tham khảo ngay những thông tin về các vấn đề trên qua bài viết dưới đây nhé!
Hiện nay theo quy định của Pháp luật, có 4 loại hình giấy phép kinh doanh rượu tại Việt Nam. Đó là: Giấy phép phân phối rượu, Giấy phép bán buôn rượu, Giấy phép bán lẻ rượu và Giấy phép kinh doanh rượu tiêu dùng tại chỗ.
Giấy phép phân phối rượu sẽ do Bộ Công Thương cấp và có hiệu lực kéo dài 5 năm. Một doanh nghiệp sẽ cần xin cấp giấy phép phân phối rượu khi doanh nghiệp này nhập khẩu hoặc mua các sản phẩm rượu từ các cơ sở sản xuất trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có trách nhiệm phải cung cấp đầy đủ các thông tin về sản phẩm, cơ sở sản xuất, hình thức giao dịch và nhập hàng cho những cơ quan cấp phép có thẩm quyền.
Giấy phép bán buôn rượu sẽ do Bộ Công Thương cấp và có hiệu lực kéo dài 5 năm. Khi một doanh nghiệp tiến hành mua những sản phẩm rượu từ các cơ sở sản xuất với số lượng lớn để cung cấp, bán lại cho các địa chỉ bán buôn, bán lẻ khác trong khu vực thì sẽ cần phải xin cấp giấy phép kinh doanh bán buôn rượu. Sau khi được cấp phép, doanh nghiệp có thể thực hiện các hình thức bán buôn những sản phẩm rượu hoặc trực tiếp bán lẻ rượu tại các cơ sở tiêu dùng hay các địa điểm kinh doanh trong phạm vi được cấp phép.
Giấy phép bán lẻ rượu sẽ được cấp bởi Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc địa phương, tỉnh, thành phố và có hiệu lực kéo dài 5 năm. Doanh nghiệp được cấp giấy phép này khi họ có những hoạt động nhập nguồn hàng từ các cơ sở sản xuất, sau đó tiến hành phân phối và bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng tại các địa điểm kinh doanh cho người tiêu dùng.
Khác với giấy phép bán lẻ rượu thì giấy phép kinh doanh rượu tiêu dùng tại chỗ sẽ cho phép bạn tiến hành những hoạt động bán rượu trực tiếp cho người mua tại địa điểm đăng ký cố định. Người đăng ký giấy phép sẽ có trách nhiệm nhập nguồn hàng thì các cơ sở sản xuất và trực tiếp bán lại cho những người tiêu dùng có nhu cầu. Loại giấy phép này sẽ do Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc địa phương, tỉnh, thành phố cấp và có hiệu lực kéo dài 5 năm.
Vì là một trong những mặt hàng mà nhà nước hạn chế sản xuất và phân phối cho nên những hoạt động liên quan đến mua bán rượu luôn được kiểm soát và quản lý vô cùng chặt chẽ. Tất cả các khâu từ đầu tư, sản xuất, nhập khẩu đến kinh doanh các mặt hàng rượu đều được theo dõi rất sát sao. Vì vậy, để có thể xin được giấy phép kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ cần phải đáp ứng một số điều kiện theo quy định của nhà nước.
Trên đây là những thông tin chi tiết về các loại giấy phép kinh doanh rượu và điều kiện cần thiết để doanh nghiệp có thể xin cấp phép. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã có thể tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Chúc bạn sẽ gặt hái được nhiều may mắn và thành công với những dự định trong tương lai!
Hiện nay, việc phân loại rác thải y tế đang là một vấn đề được quan tâm trên toàn thế giới. Việc làm này vẫn đang còn là một thách thức với tất cả các nhà cung cấp...