Bánh tổ là đặc sản của Quảng Nam, có truyền thống lâu đời trong mỗi dịp Tết của người dân nơi đây. Mỗi độ xuân về, phố phường Quảng Nam lại phảng phất hương vị ngọt ngào của món bánh cổ truyền này.
Bánh tổ xuất hiện trên đất Quảng khá lâu, cùng với sự hình thành các khu phố cổ, được người Hoa du nhập từ thế kỷ 16 – 17 và tồn tại cho đến ngày nay.
Bánh tổ của người Quảng mang nét đặc trưng của ẩm thực xứ này, khác biệt với bánh của người Hoa. Nếu người Hoa sử dụng đường thẻ hoặc đường cát tạo nên những chiếc bánh có màu vàng hoặc trắng, thì người Quảng tạo nên loại bánh đặc sản từ đường đen trang trí thêm những hạt mè phía trên.
Đường đen (thường gọi là đường bát) chính là một đặc sản của Quảng Nam. Người ở đây vẫn lưu truyền rằng “phi đường đen bất thành bánh Quảng”, bởi lẽ cái màu đường ấy đã thấm sâu vào từng thức quà dâng tặng tổ tiên. Như “chim có tổ, người có tông”, bánh tổ mang ý nghĩa tưởng nhớ cha ông, tri ân cội nguồn. Đây là loại bánh không thể thiếu trên mâm cúng gia tiên mỗi dịp Tết đến xuân về.
Ở Quảng Nam có rất nhiều nơi làm bánh tổ, nhưng ngon nhất và giá trị lâu đời nhất vẫn là bánh tổ Hội An. Món bánh cổ truyền này đi qua bao năm tháng cùng với phố cổ, vậy nên mới có câu ca: “Nem chả Hòa Vang/ Bánh tổ Hội An/ Khoai lang Trà Kiệu/ Thơm rượu Tam Kỳ”. Trước đây, các gia đình ở Hội An chỉ làm bánh vào những ngày lễ Tết. Nhưng bây giờ món bánh này được bày bán hàng ngày khắp các khu chợ lớn nhỏ. Bạn có thể thưởng thức bánh vào bất cứ thời điểm nào nếu có dịp ghé thăm Hội An và có thể mua về làm quà cho người thân, bạn bè.
Nếu miền Bắc sở hữu một nền ẩm thực tinh tế, miền Nam sở hữu nền ẩm thực mộc mạc thì ẩm thực miền Trung chính là sự giao thoa giữa tinh tế và mộc mạc, mang đậm một nét riêng của người dân nơi đây. Từ nguyên liệu mộc mạc, dưới bàn tay khéo léo của người làm bánh, những chiếc bánh tổ chính là đặc trưng của ẩm thực miền Trung. Đơn giản nhưng tinh tế trong cách làm, cách ăn, món bánh cổ truyền vẫn sống mãi cùng quê hương dù bên cạnh xuất hiện nhiều loại bánh kẹo đẹp mắt và mới lạ.
Bánh tổ được làm từ đường và gạo nếp. Đường ở đây người dân Quảng Nam sử dụng chính loại đường bát đặc sản xứ mình. Gạo nếp là nếp dẻo hạng nhất, đem phơi thật khô rồi xay thành bột mịn. Sau đó đem nhào cùng đường đã nấu ra nước, thêm vào một chút nước gừng tươi để tăng thêm hương vị. Khi đã xong thì chỉ cần chọn khuôn, đặt lá chuối khô rồi đổ bánh vào khuôn, đặt lên tấm vỉ đem chưng cách thủy. Chưng liên tục trong 3 giờ để bánh chín. Lúc vớt bánh ra, rải đều mè hoặc vừng đã rang chín trên mặt bánh còn nóng.
Công đoạn cuối cùng là phơi một đến hai nắng để bánh khô lại. Bánh tổ được chế biến không cầu kỳ và phức tạp nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ để tạo nên một chiếc bánh vừa dai vừa dẻo, hương vị đậm đà thơm ngon.
Bánh có thể cắt thành lát để ăn ngay, chiên giòn hoặc đem nướng trên bếp than hồng. Nhưng cách nhiều người thích ăn nhất vẫn là cắt lát rồi đem chiên với dầu đậu phụng. Khi chiên những lát bánh tổ sẩm màu hơn, tỏa ra mùi hương thơm lừng của đường, của nếp, của vừng, vô cùng ngọt ngào và hấp dẫn.
Với người Quảng Nam, thấy bánh tổ là thấy tết đã về thật gần. Hương vị thơm ngon của chiếc bánh có thể khiến bạn ăn một lần là nhớ mãi không quên. Nếu có dịp ghé Quảng Nam, hãy chọn cho mình món bánh đặc sản này, nhâm nhi cùng một tách trà nóng để cảm nhận được một nét đặc trưng của ẩm thực miền Trung nhé!
Poliva – Địa chỉ chuyên cung cấp các loại thiết bị nhà hàng, khách sạn cao cấp giá rẻ như: xích đu ngoài trời, ghế hồ bơi bằng nhựa , ô dù ngoài trời giá rẻ, bộ amenities,… Tất cả sản phẩm do Poliva phân phối đều mang thương hiệu Poliva cao cấp nên có đồ bền cao, giá thành lại rẻ. Vì vậy, quý khách hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng sản phẩm của chúng tôi. Quý khách có nhu cầu mua hàng hãy liên hệ ngay với Poliva theo hotline 096.849.8888 để chọn được cho mình những mẫu sản phẩm ưng ý nhất.
Cọc tiêu cao su và cọc tiêu giao thông nhựa là hai loại cọc tiêu giao thông được ưa chuộng nhất hiện nay. Vậy loại nào tốt, bền chắc và nên sử dụng hơn? Hãy cùng Poliva so...