Bánh cáy làng Nguyễn là đặc sản nổi tiếng số 1 Thái Bình, sản vật được kết tinh từ gạo nếp, mứt bí, vừng, lạc, gừng… để cho ra hương vị riêng khiến người ăn nhớ mãi.
Theo truyền thuyết xưa kia, làng Nguyễn hay còn gọi là làng Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình có bà tên là Nguyễn Thị Tần (1724), con gái đời thứ 6 của dòng họ Nguyễn, may mắn được làm quan ở trong cung. Với tài năng, sự khéo léo và kinh nghiệm làm bánh chè ở quê nhà, bà đã sáng tạo ra một loại bánh mới có tên là bánh ngũ vị để dâng vua. Khi ăn xong, vua tấm tắc khen ngon và hỏi ra mới biết là bánh ngũ vị nhưng nhìn bánh khá giống trứng của con cáy, do đó đã đổi thành bánh cáy.
Kể từ đó, cứ mỗi dịp Tết đến làng Nguyễn lại làm bánh cáy để tiến Vua và nghề làm bánh cáy được lưu truyền, phát triển ở Làng Nguyễn từ đó cho đến nay. Đặc biệt, năm 2014 tại hội thảo khoa học về lịch sử bánh cáy làng Nguyễn chính thức được UBND tỉnh Thái Bình công nhận tổ nghề bánh cáy là bà Nguyễn Thị Tần. Giờ đây bánh cáy đã trở thành đặc sản Thái Bình nức tiếng gần xa.
Nét độc đáo của bánh cáy làng Nguyễn chính là nguyên liệu. Từ những nguyên liệu bình dị, gần gũi như lúa nếp, lạc, vừng, bí, đường mía, mỡ lợn, quả dành dành, mạch nha, tinh dầu bưởi… người dân quê lúa đã khéo léo kết hợp chúng lại với nhau để tạo ra một thứ bánh dẻo, vị ngon và hương thơm đặc biệt.
Nhưng điều quan trọng là kỹ thuật làm bánh cáy làng Nguyễn, muốn ngon thì phải ủ kín trong túi ni-lon tới 6 tháng trước khi mang ra chế biến công đoạn cuối, giúp miếng bánh có được độ nở và xốp nhẹ, thơm ngon.
Ngoài ra, nguyên liệu bánh cáy cũng là yếu quyết định đến độ ngon của nó, như gạo nếp phải chọn loại gạo nếp hoa vàng loại 1, to tròn và mẩy, để khi rang gạo nếp nở ra to.
Kế đến là khâu kỹ thuật nấu và pha chế rất quan trọng, vì nếu nấu lửa quá to thì bánh sẽ bị rắn hoặc cháy, nhưng nếu lửa non thì bánh lại mềm, ẩm và dễ bị nát. Vì thế, khi nấu đường đòi hỏi người nấu phải đúng kỹ thuật để khi trộn cáy mới cho ra miếng bánh ngon.
Khi nguyên liệu đã được chế biến xong, nó sẽ được cho vào khuôn gỗ có lót vừng bên trong để nén và khi cứng lại thì cắt thành từng miếng. Bánh cáy làng Nguyễn vừa ăn vừa nhâm nhi bên cốc trà nóng thì đúng chuẩn luôn.
Bánh cáy dù làm theo phương thức thủ công và hoàn toàn không phơi, không sấy nhưng hạn sử dụng bánh cáy khá lâu, nếu làm đúng kỹ thuật.
Bánh cáy giờ đây không chỉ nổi tiếng ở mỗi Thái Bình. Tiếng tăm của loại bánh thơm ngon, béo ngậy này đã bay đi và vang xa tới nhiều nơi của các tỉnh thành lớn như Hà Nội, Tp.HCM.
Hình ảnh bánh cáy Thái Bình nói chung và bánh cáy làng Nguyễn nói riêng dần quen thuộc và dễ dàng có thể mua được sản phẩm này về ăn, mời bạn bè thưởng thức mỗi khi có dịp đến nhà chơi, hoặc là món đặc sản sang chảnh để biếu bạn bè gần xa như một cách để tăng thêm tình cảm và giới thiệu nét đẹp, sự đang dạng trong văn hóa ẩm thực của người Việt.
Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng với người Thái Bình, bánh cáy làng Nguyễn như một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ. Không bỏ nghề, đi đâu họ cũng mang gói bánh cáy đi để giới thiệu, quảng bá cho sản phẩm của quê hương, đặc biệt là ngày Tết, giỗ trên bàn thờ luôn có đặc sản Thái Bình như là một nét đẹp và hơn thế là sự tưởng nhớ về cội nguồn của người đã làm ra món bánh này.
Tham khảo thêm => Ẩm thực Việt Nam theo vùng miền trên khắp cả nước có gì ngon, đặc biệt.
Poliva.vn – Địa chỉ chuyên nhập khẩu và phân phối các loại thiết bị khách sạn, thiết bị ngoại cảnh,…cao cấp, giá rẻ, uy tín nhất trên toàn quốc. Các dòng sản phẩm do Poliva cung cấp như: xích đu sắt đẹp, giường hồ bơi ngoài trời, ô lệch tâm giá rẻ, đồ amenities,…đều là hàng nhập khẩu mang thương hiệu Poliva cao cấp, vì vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi chọn mua tại Poliva chúng tôi. Hãy liên hệ ngay với Poliva theo hotline 096.849.8888 (Miền bắc) – 094.714.9999 (Miền nam) để sớm nhận được báo giá và tư vấn chính xác nhất về sản phẩm bạn mong muốn.
Chiếm thị phần tới 70% tại thị trường Việt hiện nay chính là xe kéo hành lý nhập khẩu. Những chiếc xe này được yêu thích và tin dùng hơn hẳn hàng nội địa sản xuất trong nước....