Trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng đang có nhiều sự chuyển đổi nhanh chóng. Bên cạnh việc mua sắm trực tiếp tại cửa hàng, người dùng đang chuyển sang mua sắm online qua nhiều kênh như website, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử. Đây chính là tiền đề cho sự ra đời của xu hướng bán hàng đa kênh trong ngành bán lẻ, chiến lược giúp hiện thực hóa ước mơ làm giàu cho nhà kinh doanh.
Không thể phủ nhận sự phát triển của Internet và công nghệ 4.0 đã tạo ra sự thuận tiện cho cả người mua lẫn người bán. Nếu bạn không muốn mình bị thụt lùi so với đối thủ, nếu bạn cần cơ hội gia tăng gấp nhiều lần đơn hàng nhanh chóng, nếu bạn không muốn bỏ qua thị trường online với hơn 40 triệu người dùng. Vậy thì đừng bỏ qua những kiến thức sau đây về bán lẻ đa kênh, từ định nghĩa, mục đích cho đến các kinh nghiệm áp dụn hiệu quả.
Bán hàng đa kênh (OmniChannel Retailing – OCR) là mô hình tiếp thị sử dụng tất cả các kênh của ngành bán lẻ. Hiểu đơn giản là bạn sẽ đưa sản phẩm của mình lên rao bán trên tất cả các kênh truyền thông tin mà bạn có thể áp dụng (web, mạng xã hội, TVC, quảng cáo qua ứng dụng…). Tuy nhiên quy trình mua sắm này sẽ được nhất quán và có sự liên kết chặt chẽ với nhau trong cùng một hệ thống quản lý.
Ví dụ: khách hàng có thể xem mẫu, tham khảo giá trên website/facebook. Sau đó ghé qua cửa hàng trực tiếp trải nghiệm mua sản phẩm mang về. Chủ shop lúc này đã sử dụng đồng thời nhiều kênh bán hàng để tạo sự thuận tiện cho khách.
Tất nhiên để làm được điều này bạn cần có một chiến lược phát triển toàn diện, phủ sóng khắp tất cả các kênh. Đảm bảo là dù khách ở bất kì nguồn nào thì thương hiệu của bạn cũng sẽ được nhắc đến.
>>> Xem thêm: Cách quản lý bán hàng online hiệu quả cho Fanpage Facebook 2021
Như đã nói ở trên, Mô hình bán hàng đa kênh cho phép bạn mở rộng tệp khách hàng không ngừng nghỉ. Trong một khảo sát chỉ ra người tiêu dùng thường mua sắm tại cửa hàng và mua sắm online nhiều hơn 30% giá trị so với người mua hàng truyền thống chỉ ở một kênh. Tức là nếu áp dụng chiến lược kinh doanh đa kênh thành công sẽ tiếp cận khách hàng cực kỳ tốt.
Đây có thể xem như cách “bắt trói” hoặc “vây” khách hàng lại. Nếu tiếp thị một lần khách còn cảm thấy xa lạ và không chốt đơn. Nếu lại tiếp tục quảng cáo ‘ra rả” như cái máy ở 1 kênh sẽ tạo ra spam. Vậy thì bạn hoàn toàn có thể tiếp thị lần 2, lần 3, lần 4,.. mà không làm họ khó chịu. Bằng cách đưa họ biết đến sản phẩm/ thương hiệu qua nhiều cách khác nhau khi dùng email, sms, mạng xã hội, máy tính…Bất kì nền tảng nào họ sử dụng cũng sẽ “đụng” mặt bạn. Như vậy trong vô thức đã ghi nhớ về thương hiệu của bạn rồi. Nếu chất lượng sản phẩm tốt, giá cả phải chăng, dịch vụ tận tình thì đảm bảo họ sẽ trở thành fan của bạn.
Lâu nay ai cũng nghĩ tiếp cận khách hàng nhiều hơn bằng cách đầu tư xây dựng hệ thống cửa hàng trực tiếp. Nhưng đâu phải ai cũng có vốn để thực hiện điều đó. Vì thế nền tảng bán hàng đa kênh chính là cứu cánh hoàn hảo cho việc này. Bạn có thể mở rộng kinh doanh mà không cần phải tăng lượng cửa hàng thêm và không cần phải nắm bắt thị trường muốn kinh doanh khi muốn tham gia.Đồng thời chi phí khi mở gian hàng online cực kì rẻ. Một số nền tảng như sàn Lazada, Shopee hay Facebook còn hoàn toàn miễn phí.
Kinh doanh đa kênh không chỉ là cách gia tăng doanh số nhanh nhất. Mà thương hiệu của bạn cũng sẽ đứng vị trí hàng đầu trong tâm trí khách hàng. Chỉ cần có một chiến lược đúng đắn, toàn diện và quản lý tốt thì không khó để doanh số tăng lên gấp 2,3 lần.
Bạn có nhiều cách để gia tăng tỷ lệ chốt đơn thành công với mô hình này hơn mô hình 1 kênh độc lập. Nếu bạn bán hàng online khách thường xuyên cảm thấy nghi ngờ về chất lượng, màu sắc, chất liệu… do không được cầm tận tay. Vậy bạn hãy khuyến khích họ qua tận nơi (offline) để trải nghiệm thử. Hoặc nếu khách muốn giảm giá ship thì sao? Bạn có thể gợi ý họ sử dụng mã Freeship trên Shopee để mua sắm thoải mái hơn.
Sân chơi nào mà chẳng có luật chơi do chủ nhà đặt ra. Nếu một ngày đẹp trời nào đấy kênh kiếm tiền duy nhất của bạn bị cấm/khóa thì phải làm thế nào. Cách an toàn nhất ở đây là không bỏ hết trứng vào một giỏ. Lấy bên A nuôi bên B. Điều này giảm tối đa rủi ro cho shop nếu chẳng may 1 “cần câu cơm” gặp trục trặc
Jack Ma – ông chủ đế chế Alibaba từng nói rằng “chưa rõ ràng mới là cơ hội thực sự”. Quy trình bán hàng đa kênh cần phải thực hiện đồng loạt và liên tục để tạo hiệu ứng thay vì làm trên từng kênh một. Tất nhiên mọi thứ sẽ không rõ ràng khi bạn mới bắt đầu sử dụng. Nhưng hãy kiên trì, vì thời gian và cơ hội sẽ không đợi bạn đâu. Vì thế hãy bắt tay vào làm dần mọi thứ hơn là chờ hoàn thiện. Đừng đợi đến lúc xong 1 kênh tiếp thị rồi mới sang kênh khác thì đã bỏ phí quá nhiều thời gian rồi.
Mặt khác, bạn cần có kế hoạch theo dõi cụ thể. Sự nhanh nhạy trong chiến lược chọn sản phẩm, định vị khách hàng nằm ở đây. Nếu cảm thấy sản phẩm của mình không phù hợp với kênh này, hãy mạnh dạn rút lui để tìm kênh khác.
Đừng quá ôm đồm khi sức lực của mình chưa đủ. Thông thường bạn chỉ cần làm tốt 1-2 kênh là đủ rồi. Hiện nay có 2 kênh phát triển manh nhất là tiếp thị trên các công cụ tìm kiếm (Google) và mạng xã hội. Sau đó đến bán hàng trên sàn thương mại điện tử (Tiki, Shopee, Lazada) và Website. Tham gia nhiều kênh sẽ “đốt” của bạn khá nhiều công sức và thời gian. Chưa kể đến việc phải thuê thêm nhân lực nếu đơn hàng quá tải mà không có biện pháp quản lý phù hợp.
Việc quản lý một kênh vốn đã rất phức tạp và nhiều vấn đề phát sinh. Giờ đây lại thêm 2,3,4 kênh thì không hề đơn giản. Giải pháp tiếp thị đa kênh sẽ không còn là trở ngại nếu sử dụng phần mềm quản lý bán hàng đa kênh – Abit. Chỉ cần 1 click chuột để kết nối, toàn bộ sản phẩm sẽ được tự động động bộ sang gian hàng trên Facebook, trên Lazada, Shopee, Tiki, Website, Landingpage…
Ngay khi có khách hàng order trên bất kì kênh nào thì Abit cũng đều tự động lên đơn trên màn hình chủ. Sau đó nhân viên sẽ vào xử lý thay vì phải copy + paste đơn hàng ra số sách/file Excel. Các thao tác từ kiểm kê sản phẩm, cộng trừ tồn kho, xử lý đơn hàng, đẩy đơn vận chuyển từ mọi kênh đều nhất quán nên được thao tác rất nhanh và chính xác. Bạn cũng không cần mở nhiều trình duyệt, nhiều app lên nữa. Việc sao lưu dữ liệu trên điện toán đám mây cũng giảm bớt thời gian làm việc của nhân viên. Cuối ngày cuối tháng chỉ cần mở phần mềm lên là có sẵn báo cáo chi tiết từ doanh thu, lãi lỗ, nhân viên,…
Dù bạn đang bán trên bất cứ kênh nào, mọi dữ liệu từ đơn hàng, khách hàng, hay tồn kho hàng hóa đều được đồng bộ và quản lý tập trung trên Abit. Bạn có 15 ngày DÙNG THỬ MIỄN PHÍ để trải nghiệm những tính năng quản lý bán hàng đa kênh hiện đại nhất.
Liên hệ sớm với tổng đài 024.6674.8888 để nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn và hỗ trợ nhiệt tình của đội ngũ support ABIT.
Một bộ chăn ga khách sạn cao cấp không chỉ mang đến không gian sang trọng mà còn thể hiện chất lượng dịch vụ tốt. Đừng bỏ qua 5 địa chỉ cung cấp chăn ga gối đệm khách...