Mô hình kinh doanh nhượng quyền đã và đang dần trở thành xu hướng trong thời gian gần đây. Tuy không quá xa lạ nhưng vẫn còn khá nhiều người phải băn khoăn khi nhắc tới khái niệm này. Hiện nay, rất nhiều người tại Việt Nam đã phát triển và thành công khi thử sức với loại hình kinh doanh này. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ khái niệm mà bạn nên nắm rõ vấn đế nhượng quyền kinh doanh kể trên.
Kinh doanh nhượng quyền (hay còn được gọi là Franchising) là một mô hình hoạt động mà khi một cá nhân hay tổ chức (gọi tắt là bên nhận nhượng quyền) được cho phép kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ nào đó dưới tên thương hiệu của bên nhượng quyền. Hình thức và phương pháp kinh doanh sẽ được sẽ được kiểm định trong thực tế khi bắt đầu quá trình hoạt động. Ví dụ như, trong một khoảng thời gian nhất định thì bên nhận nhượng quyền phải kiếm lại được một khoảng chi phí hoặc là theo phần trăm doanh thu, lợi nhuận của cửa hàng.
Bên nhượng quyền có trách nhiệm phải đảm bảo việc cung cấp đầy đủ thông tin và hỗ trợ những thành viên mới gia nhập hệ thống nhượng quyền đó. Còn trách nhiệm của bên nhận nhượng quyền là phải thực hiện theo đúng quy định, tiêu chuẩn về mọi mặt của hệ thống, từ cách thiết kế cửa hàng, mô hình sản phẩm đến giá cả dịch vụ.
Những quy định nhượng quyền được đặt ra để đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong hệ thống đều bình đẳng với nhau cả về mặt hình thức lẫn nội dung. Điều này góp phần cho việc bảo vệ quyền lợi của người sử dụng. Từ đó, lấy được lòng tin từ phía người tiêu dùng thị trường đối với tên thương hiệu đó. Có thể nói, kinh doanh nhượng quyền đã tạo nên một bước đột phá trong nền kinh tế thế giới. Mô hình kinh doanh này đang dần trở thành xu hướng trong xã hội và không ngừng mở rộng, phát huy tính hiệu quả mạnh mẽ hơn nữa.
Trước khi bắt đầu thử sức với mô hình nhượng quyền thương hiệu, chắc hẳn bạn sẽ tự hỏi, liệu vai trò của mình trong loại hình kinh doanh này là gì? Liệu bạn có thể tự mình điều hành một chi nhánh hay không? Chính vì vậy cho nên nhượng quyền thương hiệu cũng có đa dạng những hình thức kinh doanh để bạn có thể lựa chọn. Những loại hình thức kinh doanh nhượng quyền cơ bản là:
Đây được đánh giá là hình thức nhượng quyền có cấu trúc và quy định chặt chẽ, hoàn chỉnh nhất. Mô hình kinh doanh này thể hiện mức độ hợp tác và cam kết tuyệt đối giữa hai bên. Thông thường thời hạn hợp đồng sẽ kéo dài từ 5 năm (trung hạn) đến 20 năm (dài hạn).
Đối với hình thức kinh doanh này, bên nhượng quyền có trách nhiệm phải cung cấp đầu đủ 4 đề mục cơ bản cho bên nhận nhượng quyền. Đó là:
Về phía bên nhận nhượng quyền phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ cho bên còn lại hai khoản chi phí cơ bản. Đó là phí nhượng quyền ban đầu và phí duy trì hoạt động. Ngoài ra, bên nhận nhượng quyền còn phải tự mình chi trả những loại chi phí phát sinh như: thiết kế và trang trí mặt bằng, mua nguyên vật liệu, đầu tư trang thiết bị,…
Hình thức này có thể hiểu một cách đơn giản là việc chuyển nhượng một số yếu tố mà bên nhượng quyền sở hữu cho bên còn lại. Điển hình như giấy phép quyền sử dụng hình ảnh thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ kinh doanh, công thức vận hành và tiếp thị,…
Đối với mô hình kinh doanh này, bên nhận nhượng quyền sẽ không bị ràng buộc quá nhiều bởi những quy định nhượng quyền. Bên cạnh đó, thu nhập của bên nhận nhượng quyền chủ yếu xuất phát từ việc bán các mặt hàng sản phẩm và dịch vụ.
Hình thức nhượng quyền này thường xuất hiện rất phổ biến ở những thương hiệu, nhà hàng lớn như Marriott, Starbucks, KFC, McDonald’s, Chipotle,… Đối với mô hình này, bên cạnh việc cung cấp giấy phép sử dụng thương hiệu và hình thức kinh doanh thì bên nhượng quyền sẽ đảm nhận công việc quản lý và điều hành chi nhánh đó.
Đây là hình thúc kinh doanh được rất nhiều doanh nhân trẻ, những người có nguồn vốn dự trù không lớn lựa chọn. Bên nhượng quyền sẽ đầu tư vào một chi nhánh của hệ thống dưới dạng liên doanh. Vì vậy cho nên bên nhượng quyền sẽ có một ghế ngồi trong Hội đồng quản trị của công ty.
Tuy nhiên, trước khi lựa chọn hình thức kinh doanh này, bạn nên xem xét và cân nhắc kĩ càng những yếu tố như: năng lực quản lý, sức mạnh thương hiệu, đặc trưng sản phẩm, mức độ cạnh tranh trên thị trường của bên nhượng quyền mà bạn muốn hợp tác cùng.
Trên đây là một số khái niệm chi tiết mà bạn cần nắm được về khái niệm kinh doanh nhượng quyền. Mong rằng bài viết này sẽ có ích cho những dự định của bạn trong tương lai. Chúc bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công và may mắn!
Nệm bị ướt nhiều lần chính là nguyên dẫn đến tình trạng ẩm mốc và suy giảm tuổi thọ sẩn phẩm. Vậy phải xử lý sao khi nệm bị thấm nước hay trẻ nhỏ tè dầm? Hãy dừng...